Bệnh Glocom bẩm sinh ở trẻ rất nguy hiểm
Golocon bẩm sinh ở trẻ là hình thái thường gặp nhất ở các nhóm bệnh glocom ở trẻ em. Căn bệnh này có những hậu quả nặng nề và rất khó khắc phục. Vì vậy, bạn nên hiểu để có cách điều trị và phòng tránh bệnh glocom bẩm sinh ở trẻ.
- Bệnh ung thư võng mạc gây nguy hiểm cho trẻ
- Các phương pháp điều trị bệnh ung thư võng mạc
- Bệnh về mắt ở trẻ em, các mẹ nên biết
Các dấu hiệu của bệnh Glocom bẩm sinh
Glomcom bẩm sinh ở trẻ sẽ có dấu hiệu giác mạc to, tức đường kính giác mạc lớn hơn 1mm so với bình thường và là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh.
Tình trạng phù giác mạc có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ, giác mạc trở nên mờ đục. Phù đầu chỉ có ở biểu mô rồi sau đó sẽ lan xuống cả nhu mô. Phù giác mạc sẽ có những vết rạn da, đó là những đường theo hướng ngang và đồng tâm vùng rìa. Những vết rạn da có màng Descemet có thể để lại những sẹo giác mạc để phù nhu mô kéo dài.
Cung mạc mỏng: Cầu mắt sẽ giãn to khiến củng mạc mỏng đi, và để lộ màu xanh của hắc mạc bên dưới, tức là hiện tượng lồi mắt trâu.
Và những dấu hiệu khác của Glocom bẩm sinh ở trẻ tức là tiền phòng mắt sâu hơn bình thường. Trẻ có khả năng cận thị, loạn thì và lệch thể thủy tinh do giãn củng mạc.
Nếu trẻ mắc bệnh Glocom bẩm sinh thì tình trạng mù lòa là rất lớn, hoặc có thể được chữa trị kịp thời thì trẻ cũng mắc rất nhiều các tật ở mắt.
Các phương pháp điều trị bệnh Glocom bẩm sinh
Phương pháp điều trị Glocom góc mở nguyên phát
Phương pháp điều trị này có thể dùng thuốc, bắn laser hoặc phẫu thuật.
Điều trị thuốc thường bắt đầu bằng các thuốc tra mắt thông thường và nếu không cố hiệu quả thì sẽ đổi thuốc khác dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu dùng thuốc không có hiệu quả thì phương pháp điều trị Glocom bằng Laser sẽ được lựa chọn.
Phương pháp này là phương pháp trì hoãn dùng để áp dụng laser tạo hình bè và tạo hình bè chọn lọc, có tác dụng hạ nhãn áp.
Phương pháp phẫu thuật sẽ phẫu thuật chỉ định rộng rãi nhất và cũng mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh Glocom bẩm sinh ở trẻ.
Phẫu thuật sẽ thực hiện phẫu thuật cắt bè nếu bệnh nhân tăng nhãn áp tái phát và còn nhỏ. Phương pháp phẫu thuật cắt củng mạc sâu xuyên không thủng, rất an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng. Còn phương pháp phẫu thuật van dẫn lưu được chỉ định với nhưng lần phẫu thuật nhiều lần thất bại.
Phương pháp điều trị cho Glocom góc đóng nguyên phát
Với những trường hợp Glocom góc đóng cấp tính thì nên điều trị hạ nhãn áp bằng thuốc hoặc được Bác sĩ chỉ đinh phẫu thuật mở mống mắt hoặc cắt bè và điều trị bằng thuốc để khắc phục những hiện tượng kèm theo của mắt. Đồng thời, điều trị Laser để khắc phục một số hiện tượng trên.
Glocom góc đóng bán cấp sẽ làm giảm thị lực và nhìn thấy quầng sáng khiến mắt bị đau nhức nhẹ do tăng nhãn áp. Với hiện trạng bệnh này thì sẽ được chỉ định điều trị bằng laser để mở mống mắt.
Glocom góc đóng mãn tính cũng sẽ được điều trị bằng laser cắt mống mắt.
Còn nếu bé bị hội chứng mống mắt phẳng thì có thể được điều trị bằng thuốc, bằng laser và phẫu thuật để có thể giúp thị giác của bé được phục hồi nhanh và ít bị kích thích hơn.
Vì vậy, để hạn chế những biến chứng và hậu quả của bệnh lý Glocom bẩm sinh ở trẻ, thì bạn nên thường xuyên theo dõi và đưa trẻ đi thăm khám, điều trị kịp thời.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn