Bệnh mề đay và những điều bạn nên biết
Bệnh mề đay là căn bệnh hay xuất hiện vào mùa hè, hoặc khi thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa. Mặc dù về bệnh lý đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng lại gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh.
- Sử dụng vitamin D phòng bệnh còi xương cho trẻ em như nào?
- Bệnh còi xương ở trẻ em – Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
- Bệnh đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?
Thông thường bệnh mề đay thường bắt đầu đột ngột, những nốt đỏ nổi nhanh ở trên da với những nốt sần phù màu hồng, đặc biệt gây ngứa và có thể hợp lại thành mảng và lan rộng khắp người.
Nốt đỏ biểu hiện bệnh mề đay.
Nguyên nhân gây bệnh mề đay
- Yếu tố di truyền:
Theo tin y học bệnh mề đay cũng có nguyên nhân là do di truyền, nếu trong gia đình có người thân bị mắc phải bệnh nổi mề đay thì những thế hệ sau cũng có tỷ lệ mắc phải bệnh này cao. Trong di truyền chiếm 40% nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng nổi mề đay.
- Yếu tố thời tiết, môi trường:
Việc cơ thể của mỗi người nếu không kịp thích ứng kịp thời với sự thay đổi thời tiêt đột ngột, như thời tiết đang nóng chuyển sang lạnh…thì dễ bị dị ứng gây nổi ngứa mẩn đỏ.
Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân làm làn da nhạy cảm dễ trở nên yếu và gặp phải tình trạng dị ứng ngứa.
- Do thực phẩm:
Thông thường đối với các loại hải sản như tôm, sò, ốc, mực… mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng lại khiến nhiều người ăn phải lại hay bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, nhiều người nếu nặng còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện tượng này là do cơ thể phản ứng với các thực phẩm dễ gây dị ứng tùy vào cơ địa từng người.
- Do nhiễm ký sinh trùng trong máu:
Một nguyên nhân nữa gây nên Bệnh mề đay là do các loại ký sinh trùng trong máu sẽ gây nên hiện tượng ngứa toàn thân. Đặc biệt nếu người mắc bệnh mề đay do nguyên nhân này rất khó phát hiện bệnh.
- Do gan bị nhiễm độc:
Gan có chức năng đào thải chất độc trong cơ thể. Vậy nên theo các bác sĩ nếu gan bị nhiễm độc sẽ không thực hiện chức năng lọc và đào thải chất độc đi ra ngoài. Khi chất độc bị giữ lại trong cơ thể, sẽ khiến cho bệnh mề đay mẩn ngứa là rất cao.
Triệu chứng biểu hiện của bệnh mề đay
- Ngứa trên da:
Ngứa trên da là triệu đầu tiên và chủ yếu khiến người bệnh rất khó chịu, cảm giác ngứa kèm theo nóng, khi gãi nhiều có thể gây ra các tổn thương như xước da, mụn mủ rất nguy hiểm.
- Nổi các nốt sẩn phù:
Sau triệu trứng ngứa trên da, người bệnh sẽ có thể nổi sẩn có ở một vùng giới hạn hoặc ở khắp cơ thể, có thể gây phù lớn, hoặc sau vài phút hoặc vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết và không gây ra tổn thương trên da nếu bạn không gãi.
Hải sản là một trong những nguyên nhân gây bệnh mề đay.
Các cách chữa trị bệnh mề đay
- Thuốc Tây Y:
Hiện nay khi bị Bệnh mề đay, nhiều người lựa chọn việc dùng thuốc kháng histamin cho tới khi bệnh tự khỏi.
- Các bài thuốc dân gian:
Ngoài việc điều trị bằng các bài thuốc theo y học hiện đại thì những bài thuốc dân dan cũng là một trong những lựa chọ hàng đầu của người bệnh khi bị bệnh mề đay. Với các loại thảo dược đơn giản, tiết kiệm lại an toàn hiệu quả cho sức khỏe.
Với những kiến thức cơ bản về nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị Bệnh mề đay trên đây sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để nhanh chóng nhận dạng ra bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bệnh kéo dài gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn