Bệnh thiếu máu cơ tim và những kiến thức nhất định phải biết
Hiện nay, số người mắc bệnh thiếu máu cơ tim đang có xu hướng gia tăng không ngừng, một khi đã mắc phải căn bệnh này thì tính mạng có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào. Do đó, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến căn bệnh này sẽ giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.
- Bật mí phương pháp giúp phụ nữ đối phó với bệnh tim
- Cảnh báo: Cứ 2 giây lại có một người tử vong vì bệnh tim mạch
- Dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bạn mắc bệnh tim
Bệnh thiếu máu cơ tim là gì?
Khi lượng máu chảy vào cơ tim bị giảm đi đáng kể thì con người sẽ mắc phải bệnh thiếu máu cơ tim. Đây cũng chính là tên gọi của bệnh học ngoại khoa thể hiện sự tắc nghẽn một phần nào đó hoặc toàn bộ động mạch mang máu đến cơ tim và khiến cho lưu lượng máu cung cấp cho tim và oxy trái tim bị giảm đi đáng kể. Nhịp tim của người bệnh sẽ trở nên bất thường nếu mắc phải căn bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu cơ tim
Khi mắc phải bệnh thiếu máu cơ tim, người bệnh sẽ có những dấu hiệu cụ thể như:
- Xuất hiện nhiều hơn các cơn đau thắt ngực (ngực bên trái) mà không biết rõ nguyên nhân vì sao.
- Một số bộ phận như cổ và hàm bị đau, vai gáy, cánh tay bị đau.
- Làn da trở nên ẩm hơn bình thường.
- Thường xuyên cảm thấy khó thở dù ở trong môi trường không khí trong lành và không vận động mạnh.
- Cảm thấy buồn nôn.
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim là gì?
Bệnh thiếu máu cơ tim có thể xảy ra từ từ sau đó bị tắc đột ngột và khiến cho người bệnh gặp nguy hiểm đến tính mạng. Một số yếu tố được cho là nguyên nhân thiếu máu cơ tim bao gồm:
- Do người bệnh đã hoặc đang mắc phải bệnh động mạch vành (xơ vữa động mạch).
- Do trong cơ thể có xuất hiện nhiều cục máu đông: Những cục máu đông này có thể khiến con người mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nặng và là nguyên nhân gây ra các cơn đau tim.
- Do mạch vành bị co thắt: Mạch vành co thất sẽ làm thu hẹp, làm chậm hoặc giảm dòng máu tới một phần của cơ tim.
- Do người bệnh đang mắc phải những bệnh tật nào đó khiến cho nhu cầu trao đổi chất của tim tăng lên và là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu cơ tim.
Thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?
Khi mắc phải bệnh thiếu máu cơ tim mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Khiến cho nhịp tim ở người bệnh không đều: Trường hợp nặng có thể khiến người bệnh tử vong ngay lập tức.
- Làm cho cơ tim bị tổn thương: Điều này nếu để kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy tim.
- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim ở người bệnh.
- Thiếu máu cơ tim kéo dài sẽ làm phá hủy một phần của cơ tim và có thể khiến người bệnh tử vong đột ngột.
Điều trị bệnh thiếu máu cơ tim như nào?
Cũng giống như các bệnh liên quan đến tim mạch khác, khi mắc phải bệnh thiếu máu cơ tim, nếu người bệnh phát hiện ra sớm thì có thể sẽ khắc phục được và hạn chế sự tổn hại của bệnh đến cơ thể.
Một số cách điều trị thiếu máu cơ tim được áp dụng phổ biến hiện nay đó là:
Sử dụng thuốc điều trị: Các loại thuốc điều trị có tác dụng tăng cường, thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến tim để làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn biến chứng do bệnh gây ra. Một số loại thuốc được áp dụng để điều trị thiếu máu cơ tim hiện nay là: Nhóm nitrat, nhóm beta blocker, nhóm chẹn kênh canxi…
Ngoài ra, đối với một số trường hợp người bệnh không đáp ứng được với các phương pháp điều trị bằng thuốc tây y đơn độc thì có thể sử dụng kết hợp với những sản phẩm hay bài thuốc Đông y có thành phần là thảo dược thiên nhiên để mang lại kết quả điều trị cao hơn.
Phương pháp can thiệp hoặc phẫu thuật: Một số biện pháp can thiệp khi bệnh nhân nhập viện với triệu chứng của thiếu máu cơ tim nặng thì sẽ được các bác sĩ tiến hành cấy máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung, đặt stent động mạch…
Phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Đây là phương pháp giúp máu lưu thông trong lòng động mạch tốt hơn và giảm các triệu chứng của bệnh.
Phương pháp ghép tim: Đây là biện pháp được áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu cơ tim bị nặng khiến tim bị tổn thương hoàn toàn và không còn khả năng phục hồi.
Trên đây là những kiến thức về bệnh thiếu máu cơ tim mà bạn đọc nhất định phải biết, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến căn bệnh nguy hiểm này sẽ giúp tìm ra cách phòng tránh hiệu quả hơn.
Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn