Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ không thể thờ ơ !
Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác. Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua những triệu chứng của bệnh chính xác và dễ nhận biết nhất dưới đây.
- Cẩm nang kiến thức về bệnh tay – chân – miệng
- Làm thế nào để phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả?
- Nguyên tắc dinh dưỡng chăm con ốm cha mẹ không được bỏ qua
Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em do virus gây nên. Đúng như tên gọi của mình, các dấu hiệu của bệnh biểu hiện trực tiếp tại các vị trí : tay, chân, miệng của trẻ.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt độ tuổi 3 tuổi trở xuống. Thời gian bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày và ít xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên tay chân miệng vẫn là bệnh lý học mà phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm do khả năng lây truyền cao, virus gây bệnh có thể truyền nhiễm trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh.
Do đó phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ không chỉ có ý nghĩa giúp việc điều trị kịp thời mà còn giúp ngăn ngừa khả năng lây lan của bệnh với các bạn học của trẻ lại lớp hoặc anh chị em trong gia đình.
Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra vào bất cứ khoảng thời gian nào. Trong đó dịch bệnh có nguy cơ bùng phát vào tháng 2-4 và tháng 9-12. Để bảo vệ sức khỏe của bé, cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ như sau:
- Sốt: Sốt là biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ đầu tiên. Thông thường trẻ sẽ bị sốt nhẹ từ 38 – 38.5 độ C kèm theo các triệu chứng đau họng, sổ mũi. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên này thường kéo dài trong vài ngày.
- Xuất hiện mụn nước ở miệng: Xuất hiện những mụn nước tại các vị trí: niêm mạc miệng, lợi, mặt trong của má, mặt bên của lưỡi.
- Mụn nước lan dần xuống bàn tay, bàn chân và mông. Những mụn nước này thường có kích thước từ 2 -3mm, khi vỡ tạo thành các vết loét đau rát khiến trẻ quấy khóc và khó ăn uống. Thông thường các mụn nước này sẽ tự khỏi sau 7 -10 ngày.
- Trẻ quấy khóc, khó ngủ, khi ngủ thường bị giật mình, run chi.
- Đau rát cổ họng, có nước bọt chảy liên tục khiến bé biếng ăn, không chịu ăn uống, thậm chí là sợ ăn.
- Có nhiều trường hợp không biểu lộ rõ triệu chứng của bệnh tay chân miệng qua các mụn nước, bóng nước mà chỉ thể hiện dưới dạng hồng ban hoặc các chấm li ti trên da.
Cách xử lý các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ
Để điều trị bệnh cũng như xử lý các triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ da liễu khám và điều trị.
Hiện nay không có thuốc đặc trị sử dụng cho bệnh tay chân miệng, vì vậy việc mua thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc để tránh các biến chứng xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ với cách chế biến thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu để trẻ dễ hấp thụ.
Giữ gìn vệ sinh miệng cũng như sát khuẩn các vết thương ngoài ra để tránh nhiễm trùng và hiện tượng bội nhiễm.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh lành tính, do đó cha mẹ có thể cho trẻ điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp như : trẻ sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc nhiều, giật mình liên tục, co giật…cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và điều trị chính xác nhất.
Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ được điều trị hiệu quả nếu cha mẹ có đầy đủ kiến thức để chăm sóc con cái mình tốt nhất. Do đó tìm hiểu thông tin về bệnh tay chân miệng cũng như các bệnh thường gặp ở trẻ khác là điều mà mọi bậc phụ huynh cần lưu tâm!
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn