Con đường lây truyền viêm gan B mà mọi người nên biết
Căn bệnh này do vi rút siêu B gây ra, có thể gây biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Người mắc bệnh viêm gan B có thể dẫn tới Suy gan, xơ gan, ung thư gan và các vấn đề về thận…
- Mẹ bầu nên làm gì để phòng lây nhiễm viêm gan B cho con?
- Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không thưa bác sĩ?
- Viêm gan B “sát thủ” âm thầm gây nên ung thư gan
Biểu hiện của bệnh viêm gan B
Biểu hiện của người mới bị mắc bệnh viêm gan B?
- Theo các bác sĩ chuyên khoa, những người mắc viêm gan B trong giai đoạn đầu thường có biểu hiện:
- Bệnh nhân thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu.
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, không muốn làm việc.
- Bệnh nhân có thể bị rối loạn tiêu hóa.
Biểu hiện của bệnh viêm gan B mãn tính
- Bệnh nhân thường xuyên có biểu hiện chán ăn.
- Nước tiểu vàng.
- Có thể thấy rõ mắt và da của người bệnh có màu vàng.
- Khi xuất hiện những biểu hiện như trên, bạn cần nhanh chóng tới khám ở các cơ sở uy tín để phát hiện chẩn đoán kịp thời. Nếu phát hiện mắc bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra lời khuyên và cách điều trị sớm nhất.
Viêm gan B lây truyền qua những con đường nào?
Viêm gan B là được nhận định sát thủ âm thầm gây nên ung thư gan có diễn biến thầm lặng, nếu như không để ý những biểu hiện thì rất khó có thể phát hiện sớm được căn bệnh này.
Các con đường lây truyền viêm gan B được xác định, bao gồm:
+ Bệnh viêm gan B lây truyền qua con đường tình dục: Quan hệ tình dục an toàn là một trong những biện pháp để phòng tránh lây truyền viêm gan B. Quan hệ tình dục không an toàn bao gồm (quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục với người mắc bệnh…). Bởi thực tế, virus gây nhiễm viêm gan B có trong dịch tiết của người nhiễm bệnh.
+ Lây nhiễm qua đường máu: Khi dùng chung kim tiêm với người mắc bệnh, bạn sẽ có nguy cơ rất lớn bị mắc bệnh bởi dịch máu cũng chứa loại virus gây bệnh.
+ Truyền từ mẹ sang con: Khi mang thai người mẹ có thể truyền bệnh sang cho con, vì vậy những bà mẹ bị nhiễm viêm gan B cần nhận được sự tư vấn từ bác sĩ về cách tiêm phòng cho trẻ sau sinh để ngăn nguy cơ lây truyền bệnh sang cho trẻ.
+ Lây truyền qua tiếp xúc trong sinh hoạt: Nếu những người khỏe mạnh tiếp xúc với những người mắc bệnh trong thời gian dài cũng sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh. Nước bọt, máu của người nhiễm bệnh có thể nhiễm vào các sản phẩm đồ dùng sinh hoạt như bàn chải, dao cạo râu… chính vì vậy, không nên sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt cá nhân.
Viêm gan B lây truyền qua những con đường nào?
Để ngăn ngừa lây truyền viêm gan B cần tránh tiếp xúc với máu của người bệnh, nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không sử dụng chung đồ cá nhân, phụ nữ mắc bệnh khi mang thai cần phải nói rõ với các chuyên gia bác sĩ để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Với những người khỏe mạnh tiêm vắc xin phòng viêm gan B 6 tháng/lần sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh. Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình bằng cách trang bị những hiểu biết đầy đủ về bệnh viêm gan B.
Nhung – Ytevietnam.edu.vn