Đâu là nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ?
Chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm dễ lay lan và bùng phát thàn dịch. Không hiểu rõ các nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng sẽ khiến tình trạng bệnh phát triển nhanh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Tay chân miệng- bệnh nguy hiểm ở trẻ?
- Làm cách nào để trẻ từ bỏ thói quen mút tay?
- Nguyên tắc dinh dưỡng chăm con ốm cha mẹ không được bỏ qua
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng từ đâu?
Bệnh tay chân miệng hình thành do hai nguyên nhân chính sau:
- Do siêu vi trùng đường ruột là virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Đây là nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng. Siêu vi trùng này hình thành từ việc vệ sinh kém, thức ăn không đảo bảo, nguồn nước không hợp vệ sinh…
- Do lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác. Con đường lây truyền chính của bệnh tay chân miệng là đường miệng, nước bọt, chất tiết mũi, miệng và phân. Quá trình đi học tiếp xúc thường xuyên và sử dụng chung đồ chơi khiến tốc độ lây truyền giữa các trẻ xảy ra nhanh, là nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng ở nhiều trẻ, sớm bùng phát thành dịch.
Bệnh tay chân miệng xuất hiện nhiều vào thời điểm tháng 3-5 và tháng 9-12 hàng năm. Trẻ em dưới 5 tuổi là độ tuổi thường gặp nhất của bệnh, trong đó trẻ dưới 3 tuổi chiếm tỷ lệ mắc bệnh lớn. Khi cơ thể bị sự tấn công của virus gây bệnh sẽ có các triệu chứng như xuất hiện phỏng nước tại miệng, lòng bàn chân, bàn tay, mông…Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3-6 ngày khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, nôn ói và biếng ăn.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả
Hiện tại chưa có vắc xin ngừa bệnh cũng như thuốc đặc trị chân tay miệng. Tuy nhiên các bác sĩ có thể điều trị các triệu chứng tay chân miệng để tiêu diệt mầm bệnh.
- Khi trẻ có các dấu hiệu bệnh cần đưa trẻ đến bệnh viên và cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
- Có thể thuyên giảm cơn sốt cho trẻ bằng cách dùng thuốc hạ sốt Paracetamol, lau người bằng nước ấm.
- Tăng cường chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm dễ nuốt, uống nhiều nước. Không cạy các vết mụn do bệnh gây nên.
- Sử dụng thuốc sát khuẩn để điều trị các vết thương, mụn ngoài da tránh bội nhiễm. Cha mẹ có thể mua loại thuốc này tại các nhà thuốc trên thị trường.
Nếu cơ thể trẻ xuất hiện các dấu hiện của biến chứng bệnh tay chân miệng như: viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi… càn cho trẻ nhập viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Phòng ngừa tay chân miệng
Từ các nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp phù hợp để phòng tránh bệnh xuất hiện và lây nhiễm trên cơ thể con mình bằng các cách sau:
- Hạn chế tiếp xúc với trẻ bị bệnh vì chân tay miệng có tốc độ lây nhiễm cao. Trẻ bị bệnh không nên đi học để tránh lây nhiễm đến những trẻ khác.
- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc bệnh nhân tay chân miệng.
- Lau sàn nhà và đồ dùng bằng nước sát khuẩn có chlor.
- Không cho trẻ sờ, chọc, nặn những bọng nước tại chân, tay, miệng do bệnh gây ra.
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng có thể tiềm ẩn ở bất cứ nơi đâu. Giữ một cơ thể vệ sinh khỏe mạnh, môi trường sạch sẽ là cách tốt nhất để hạn chế virus gây bệnh cho trẻ.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn