Hãy thay đổi cách nghĩ và cách nhìn về các Bác sĩ
Chính những sự việc tiêu cực xảy ra trong ngành Y khiến các bác sĩ bây giờ đang dần bị mọi người coi rẻ, khinh thường và không còn được coi trọng như trước nữa.
- Cần thay đổi cái nhìn mới về Điều dưỡng viên
- Lý giải hiện tượng “chảy máu chất xám” bệnh viện từ công sang tư
- Điều dưỡng viên phải chấp nhận hi sinh đánh đổi bản thân với nghề
Khoảng cách giữa bác sĩ và bệnh nhân ngày một lớn
Mọi người thường nói bác sĩ lạnh lùng và kiêu ngạo
Làm việc trong một môi trường với rất nhiều người bệnh,vậy nên không một bác sĩ nào có thể cười trong khi bệnh nhân đang chờ được khám và điều trị bệnh tuy điều này làm khoảng cách giữa bác sĩ và bệnh nhân ngày một lớn nhưng biết phải làm sao. Công việc của chúng tôi đòi hỏi tính khẩn cấp, trách nhiệm và đạo đức, chưa kể những nguy cơ lây nhiễm bệnh tật rất cao. Xin hãy đứng vào địa vị của chúng tôi trước khi phán xét một điều gì. Một buổi sáng có khoảng 10 bệnh nhân vào cấp cứu, trong đó có khoảng một nửa tình trạng bị đe dọa tính mạng. Thử hỏi người nhà bệnh nhân nào mà không nóng ruột, ai cũng đòi hỏi các bác sĩ phải quan tâm đến bệnh nhân. Nhưng có bao giờ người nhà bệnh nhân nghĩ cho các bác sĩ chưa. Trong khi chính bác sĩ đang phải căng thẳng, áp lực để cấp cứu cho bệnh nhân, thì người nhà chỉ quan tâm đến thái độ của bác sĩ rồi chê trách. Một lần nữa xin mọi người hãy tự đặt địa vị của mình vào địa vị của chúng tôi
Nói về chuyện cái phong bì
Mọi người không thể biết rằng các bác sĩ học 6 năm Đại học ra trường nhận cái bằng bác sĩ đa khoa. Sau đó học 1 năm định hướng, tiếp theo là 2 năm cho chuyên khoa cấp 1, thạc sĩ… Tính ra thời gian học ít nhất cũng là 10 năm, một khoảng thời gian rất dài so với các ngành khác. Mặc dù vậy, lương khởi điểm của chúng tôi là 2-4 triệu tôi. Mỗi phiên trực 24h chúng tôi được phụ cấp 35.000 đồng. Sau 3 năm sẽ tăng bậc lương một lần. Như vậy một bác sĩ khi về hưu ở tuổi 60 sẽ nhận được mức lương khoảng 5-7 triệu. Vậy mức lương đó có xứng đáng với những gì chúng tôi bỏ ra không.
Nói về chuyện cái phong bì
Dân ngành y chúng tôi vẫn thường hay truyền miệng với nhau làm tốt cả đời không ai hay, làm sai 5 giây cả nước biết. Nói về việc nhận phong bì không phải mới mẻ với xã hội Việt Nam. Trước đây nó được xem là truyền thống văn hóa đạo đức, còn bây giờ nó bị coi là vấn nạn xã hội. Tôi hiểu sự bức xúc của người nhà khi phải bỏ ra một số tiền ngoài tiền viện phí, ăn uống, thuốc men. Nhưng nếu người nhà bệnh nhân không đưa thì bác sĩ lấy gì mà nhận.
Mọi người sợ rằng không đưa tiền thì sợ các bác sĩ không quan tâm, điều đó là sai lầm. Thời buổi kinh tế thị trường mở cửa không thiếu các bệnh viện để quý vị lựa chọn. Đó là chưa kể nói đến việc tại sao quý vị không thưa hỏi lên ban giám đốc bệnh viện. Bác sĩ không nhận thì một mực dúi vào túi áo, bác sĩ nhận rồi thì lại quay sang nói xấu. Có lẽ cái vấn nạn này sẽ giảm đi khi viện phí và các khoản thu được tăng giá theo cơ chế thị trường. Tôi tự hỏi đến khi nào các thầy thuốc Việt Nam sẽ nhận được 50 USD cho một lời tư vấn dinh dưỡng chưa đến 2 phút như bác sĩ ở nước ngoài.
Đây chỉ là suy nghĩ nông cạn của một sinh viên Y sắp bước chân vào con đường đầy gian nan và vất vả. Tôi viết thư này chỉ mong rằng những ai đang ném gạch ném đá vào ngành y thì xin hãy nhìn chúng tôi ở một vị trí đủ ánh để dừng lại những lời nói và hành động. Xin hãy để cho tôi được mãi giữ trọn niềm tin rằng xã hội luôn trân trọng ngành y, ngành mà tôi đang theo đuổi.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn