Hiểu đúng về màu thực phẩm để bảo vệ sức khỏe bản thân
Màu sắc có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của sản phẩm và được ứng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm. Không thể phủ nhận sự kích thích của những món ăn, loại bánh có màu thực phẩm. Tuy nhiên lợi ích và tác hại của chúng như nào là điều không phải ai cũng biết.
- Cảnh báo: Chảy máu não sau 15 phút uống nước tăng lực!
- 5 loại thực phẩm “vàng” rất tốt cho bệnh nhồi máu cơ tim
- Những thực phẩm nào người bị ung thư máu nên ăn?
Màu thực phẩm là gì?
Màu thực phẩm là một trong những nhóm của ngành công nghiệp thực phẩm đang rất phát triển. Công nghệ tạo màu được tạo nên từ một nhóm chất có màu nhân tạo hoặc tự nhiên, có thể biến đổi màu sắc của thực phẩm, giúp chúng trở nên đẹp mắt, kích thích hơn.
Màu thực phẩm có hai loại chính: Màu thực phẩm tự nhiên và màu thực phẩm nhân tạo.
- Màu thực phẩm tự nhiên
Là công nghệ tạo màu từ những nguyên liệu có màu sắc tự nhiên. Ví dụ bột nghệ có thể tạo màu vàng, gấc tạo ra màu đỏ, lá dứa tạo ra màu xanh…
Ưu điểm của màu thực phẩm tự nhiên là hoàn toàn an toàn với sức khỏe, không chỉ tạo màu mà còn giúp thực phẩm có mùi hương đặc trưng của nguyên liệu. Tuy nhiên độ bền của nhóm màu thực phẩm tự nhiên không cao và chi phí tốn kém.
- Màu thực phẩm nhân tạo
Màu thực phẩm nhân tạo được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học. Màu sắc đa dạng và dễ sử dụng.
Ưu điểm của màu thực phẩm nhân tạo là có bền cao, màu sắc phong phú. Tuy nhiên để sử dụng màu thực phẩm nhân tạo an toàn cần được sự cấp phép của Bộ Y tế, không được sử dụng bừa bãi có thể gây tác hại với sức khỏe con người.
Những loại phẩm màu nào được phép sử dụng
Hiện tại, Bộ Y tế đã cấp phép cho 10 loại màu thực phẩm nhân tạo đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Hàm lượng độc tố có hại ở mức cho phép, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Khi đưa vào cơ thể chất hóa học trong công nghệ tạo màu thực phẩm không bị phân hủy, biến chất hay gây ra các phản ứng hóa học tiêu cực, dễ thải ra ngoài.
- Trải qua đầy đủ các cuộc khảo sát về độc tính, độ bền…trước khi đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế sử dụng màu thực phẩm công nghiệp bởi ngoài tác dụng làm thức ăn đẹp mắt, chúng không có giá trị dinh dưỡng nào cho cơ thể.
Màu thực phẩm độc hại tàn phá cơ thể như nào?
Đa số các loại thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, nước ngọt…trên thị trường đều sử dụng màu thực phẩm. Nhiều nghiên cứu đã cảnh báo rằng, việc sử dụng màu thực phẩm độc hại không nằm trong danh sách 21 màu được cấp phép của Bộ Y tế, hoặc những màu được cấp phép nhưng lạm dụng liều lượng sẽ gây ra tác hại nguy hiểm với sức khỏe con người như:
- Ảnh hưởng tức thời: Ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy… tình trạng ngộ độc cấp tính có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
- Ảnh hưởng lâu dài: Những chất độc trong phẩm màu đôi khi không biểu hiện ngay ra bên ngoài mà tích tụ trong cơ thể, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh lý về ung thư, biến đổi gen…đe dọa sức khỏe con người.
Sử dụng màu tự nhiên thay vì màu thực phẩm
Để bảo bảo sức khỏe, thay vì dùng màu thực phẩm, bạn có thể chế biến món ăn bắt mắt hơn nhờ những nguyên liệu màu sắc tự nhiên có khả năng tạo màu như: gấc, ớt, cà chua, lá dứa, nghệ, dâm bụt, cà rốt…
Tuyệt đối không sử dụng những loại màu thực phẩm đóng túi bán ngoài thị trường không có nguồn gốc, nhãn mác…để chế biến món ăn trong gia đình.
Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều màu thực phẩm, đặc biệt thực phẩm dành cho trẻ nhỏ. Những sản phẩm này thường có màu sắc rất bắt mắt, hấp dẫn trẻ, tuy nhiên chúng không có giá trị dinh dưỡng cũng như tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng màu thực phẩm gây hại cho sức khỏe.
Mỗi người hãy là những người tiêu dùng/nội trợ thông minh trước màu thực phẩm, chọn lựa những sản phẩm không gây hại cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn