Hiểu và phòng ngừa các tật khúc xạ ở trẻ
Các tật khúc xạ ở trẻ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị, lệch khúc xạ. Đây là một trong những nguy cơ rất lớn gây ảnh hưởng đến việc học tập cũng như sinh hoạt của bé, do thị lực suy giảm và cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ.
Tật khúc xạ ở trẻ có thể do những nguyên nhân khác nhau và khá phổ biến, nếu phát hiện kịp thời và có cách phòng ngừa thì sẽ hạn chế được nhiều biến chứng về thị giác cho bé.
- Bệnh Glocom bẩm sinh ở trẻ rất nguy hiểm
- Các mẹ có biết, trẻ thiếu Vitamin A sẽ bị mù
- Bệnh ung thư võng mạc gây nguy hiểm cho trẻ
Bé bị cận thị
Cận thị là một tật khúc xạ ở trẻ, và đến nay nhiều nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên cận thị, nhưng có thể xác định được các yếu tố liên quan đến việc bé bi cận thị như sử dụng quá nhiều các thiết bị điện từ là ti vi, máy tính, điện thoại và những tư thế ngồi không tốt.
Hoặc có thể do yếu tố môi trường ô nhiễm, có những thời gian học hoặc đọc sách không hợp lý, do di truyền hoặc thậm chí ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cũng khiến bé bị cận thị.
Khi trẻ bị cận thị thì phải nheo mắt để nhìn, gây nên nhiều những biến chứng như lác mắt, quắp mi và mất dần sự phối hợp giữa thi giác của hai mắt. Cận thị còn có thể gây nên đục dịch kính, bong võng mạc và thoái hóa võng mạc. Những biến chứng này không chỉ gây ảnh hưởng đến thị giác làm suy giảm thị lực mà còn dẫn đến hiện tượng mù lòa ở trẻ.
Cận thị có thể đi một mình hoặc đi kèm loạn thị, có những trường hợp bé bị cận thị bẩm sinh và cận thị nặng ngay từ khi rất nhỏ. Đáng nói hơn là chỉ phát hiện trẻ bị cận thị khi đi học nên gây rất nhiều những khó khăn cho bé.
Trẻ bị viễn thị
Đây cũng là một tật khúc xạ ở trẻ, và trẻ có thể nhìn xa chứ không thể nhìn gần, nhưng nếu những trường hợp bé bị bệnh nặng thì ngay cả khi nhìn xa cũng thấy mờ mờ.
Trẻ những năm đầu đời bị viễn thị là do sinh lý thì không cần phải đeo kính, do mắt lúc này vẫn có khả năng điều tiết, tuy nhiên khi vượt thị vượt quá mức độ điều tiết của mắt thì mọi vật bé nhìn sẽ bị mờ, thậm chí lác mắt.
Viễn thị thường gây ra nhược thị và là một trong những yếu tố khiến trẻ bị lác mắt. Vậy nên các bậc phụ huynh nên đưa bé đi gặp Bác sĩ nhãn khoa để đô mắt và cắt kính đeo hỗ trợ cho bé nhìn rõ.
Loạn thị ở trẻ
Loạn thị nói đơn giản là bé nhìn một vật mà thành nhiều vật, tức hình ảnh khi truyền tới mắt không hội tụ tại một điểm mà ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc. Những hình ảnh phản ánh tới bé sẽ bị biến dạng, bé sẽ đọc chữ sai, thậm chí khi loạn thị phối hợp với các tật khúc xạ ở trẻ khác như cận thị, viễn thị hay cả hai thì bé cần phải đeo kính hỗ trợ ngay.
Lệch khúc xạ ở trẻ
Lệch khúc xạ là một trong những tật khúc xạ ở trẻ thường gặp, thường thì mắt này cận, hoặc mắt kia viễn hoặc có thể cận hoặc viễn ở mức độ khác nhau. Điều này nếu không được điều chỉnh thì gây nên những vấn đề lớn về thị lực ở mắt. Bởi vậy, cần cho trẻ đeo kính sớm để có thể điều chỉnh mắt, tránh gây ra nhược thị ở mắt.
Với những tật khúc xạ ở trẻ trên, các bậc phụ huynh phải thường xuyên lưu ý để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn