Hiểu về tật khúc xạ cận thị ở trẻ nhỏ
Cận thị ở trẻ nhỏ cũng được coi là một bệnh lý về mắt ở trẻ, song điều đáng nói ở đây là hiện tượng trẻ bị cận thị ngày càng gia tăng, nhất là ở các thành phố lớn. Vậy đâu là nguyên nhân và lí giải cho hiện tượng này.
- Hiểu và phòng ngừa các tật khúc xạ ở trẻ
- Bệnh Glocom bẩm sinh ở trẻ rất nguy hiểm
- Các mẹ có biết, trẻ thiếu Vitamin A sẽ bị mù
Nguyên nhân của bệnh cận thị ở trẻ nhỏ
Cận thị ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng rất lớn đến thi lực của trẻ sau này, gây nên những bất tiện trong cuộc sống, học tập và vui chơi của trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bé rất dễ mắc cận thị.
Trẻ bị thiếu ngủ hoặc ngủ ít: Nếu trẻ bị thiếu ngủ nhất là trong khoảng độ tuổi từ 7-14 tuổi thì rất dễ bị cận thị.
Những trẻ sinh ra với cân nặng quá nhẹ thì có thể bị cận thị bẩm sinh. Đây là một biến chứng của bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non. Những trẻ sinh thiếu tháng khoảng từ 2 tuần trở lên thì rất dễ bị cận thị khi học tiểu học.
Một nguyên nhân khác khiến trẻ bi cận thị là do di truyền từ bố mẹ. Nếu cả bố và mẹ đều bị cận thị thì khả năng di truyền qua bé là rất lớn.
Một nguyên nhân thứ phát khác là trẻ thường xuyên xem ti vi, máy tính trong thời gian dài và không cho mắt nghỉ ngơi, đồng thời đọc sách và học tập trong điều kiện ánh sáng không tốt.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh cận thị ở trẻ nhỏ
Hầu hết các tật khúc xạ ở trẻ, kể cả cận thị thì chỉ phát hiện được khi trẻ bắt đầu đi học, do trẻ không nhìn được xa nên không nhìn được chữ trên bảng.
Một biểu hiện khác của bệnh cận thị ở trẻ nhỏ là khi xem ti vi trẻ thường nheo mắt và nhìn những vật ở xa hoặc di chuyển đến gần để nhìn rõ hơn.
Hơn nữa do nhìn xa và cố gắng nhìn nên trẻ thường thấy đau đầu, mỏi mắt . . . và thường hay kêu đau đầu.
Các biện pháp phòng ngừa cận thị ở trẻ nhỏ
Để hạn chế tình trạng cận thị ở trẻ nhỏ, thì việc đầu tiên bố mẹ nên làm là bố trí cho bé một góc học tập có đủ ánh sáng, đèn không quá sáng và không quá tối.
Không nên cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử nhiều và lâu dài, điều này không chỉ ảnh hưởng đến mắt mà còn ảnh hưởng đến học tập của trẻ.
Tạo cho trẻ thói quen ngồi học hoặc xem ti vi đúng khoảng cách và tiêu chuẩn, nên cho bé thư giãn từ sau 45 phút – 1h sau khi tập trung học tập.
Bố mẹ nên cho trẻ tham gia những lớp học và trò chơi ngoài trời nhiều hơn. Đồng thời, bổ sung dinh dưỡng có nhiều Vitamin A tốt cho mắt của bé.
Để kiểm soát tốt hơn những tật khúc xạ về mắt ở trẻ, thì việc đi khám sức khỏe định kỳ là điều không thể thiếu để hạn chế và có biện pháp điều trị kịp thời đối với các bé bị cận thị hoặc các tật khúc xạ về mắt khác.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn