Hướng dẫn cách sử dụng bỉm cho trẻ trong mùa đông để không bị hăm da
Sử dụng bỉm không đúng cách là “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
- Bài tập Kegel dành cho mẹ bầu trước và sau sinh
- Một số kiến thức cơ bản về chứng tiêu chảy thường gặp
- Sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ
Hướng dẫn cách sử dụng bỉm cho trẻ trong mùa đông để không bị hăm da
Nguy cơ tiềm ẩn khi đóng bỉm cho trẻ thường xuyên
Theo những tin tức y tế mới nhất, bỉm được xem là một ‘trợ thủ đắc lực’ hỗ trợ việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho các ông bố, bà mẹ. Chính vì mức độ tiện dụng như vậy nhiều bà mẹ sinh ra lạm dụng, coi đây là vật bất ly thân trong suốt giai đoạn nuôi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rất nhiều gia đình có thói quen sử dụng bỉm 24/24h trong suốt cả mùa hè cũng như mùa đông, hành động này vô tình ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ nhỏ, điển hình như:
- Các Bác sĩ chuyên khoa da liễu cho biết việc đóng bỉm 24/24h trong suốt cả mùa hè cũng như mùa đông sẽ hình thành cho trẻ thói quen xấu là đi tiểu không chủ động, tự mình đi vệ sinh ngay tại bỉm mà không thông báo cho bố mẹ. Việc rất nhiều trẻ tuy đã lớn nhưng vẫn thường xuyên tè dầm cũng chính từ nguyên nhân các bậc cha mẹ đóng bỉm cho con cả ngày.
- Nguy cơ hăm tã và khô da là một trong những biểu hiện thường gặp nhất đối với những trẻ được sử dụng bỉm thường xuyên và liên tục, tình trạng hăm tã và khô da có thể nhẹ hoặc nặng. Nguy cơ hăm tã và khô da có thể tăng lên khi mẹ sử dụng bỉm kém chất lượng cũng như vệ sinh da không sạch sẽ khi thay bỉm cho bé…
- Mắc bệnh vùng sinh dục – cũng là một trong những biểu hiện vô cùng nghiêm trọng đối với những trẻ thường xuyên sử dụng bỉm: Bé gái hay bé trai khi đóng bỉm lâu, dài ngày, hoặc dùng bỉm không đảm bảo vệ sinh đều có thể mắc viêm da tiếp xúc (da ở bẹn, mông, bộ phận sinh dục) hoặc nhiễm khuẩn đường tiểu.
Không mua bỉm, tã trôi nổi trên thị trường
Hướng dẫn cách sử dụng bỉm cho trẻ trong mùa đông để không bị hăm da
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, việc sử dụng bỉm như thế nào trong thời gian bao lâu sẽ tùy thuộc vào điều kiện cũng như nhu cầu của mỗi gia đình, tuy nhiên, để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn gây tổn thương cho trẻ các bậc phụ huynh cần có biện pháp xử lý đúng cách và thông minh:
- Không mua bỉm, tã trôi nổi trên thị trường, chọn mua các dòng sản phẩm bỉm có thương hiệu rõ ràng đã được kiểm định. Các bậc cha mẹ cũng nên lựa chọn bỉm phù hợp với kích cỡ, cân nặng của trẻ, không nên mua bỉm quá rộng hoặc quá chật khiến trẻ thoải mái, khả năng thấm hút mất tác dụng.
- Dù mùa đông hay mùa hè, các mẹ cũng chỉ nên đóng bỉm khi bé ngủ nhằm giúp bé có giấc ngủ ngon. Khi bé chơi, thức mẹ nên để bé được khô thoáng và càng sớm dạy trẻ cách thức thể hiện nhu cầu đi vệ sinh, biết gọi người lớn hoặc dùng bô.
- Chỉ nên cho trẻ dưới 24 tháng dùng bỉm khi trẻ càng lớn các bậc cha mẹ cần có biện pháp cai bỉm và tạo được phản xạ đi vệ sinh tự nhiên cho trẻ.
- Vào mùa đông, để hạn chế chăn đệm bị bẩn, các gia đình có thể dùng tấm lót đệm bằng nilon để hạn chế tình trạng ướt bẩn nếu trẻ tè đêm. Cứ 4 tiếng nên thay bỉm cho trẻ, trước khi đóng bỉm mới cần vệ sinh khô thoáng vùng da bẩn, bôi kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho trẻ nhỏ để hạn chế tình trạng hăm tã.
- Khi thấy trẻ dùng bỉm có các biểu hiện da mẩn ngứa đỏ rát cần kiểm tra chất lượng bỉm, quy cách đóng bỉm đã đúng chưa hoặc đưa trẻ đi khám để tìm hiểu nguyên nhân.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp các bậc phụ huynh đã biết cách sử dụng bỉm tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn