Mách bạn cách xử lý nước vào tai phòng tránh viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống tai, chúng bị tổn thương làm vi khuẩn xâm nhập gây viêm tai ngoài. Nước vào tai là một trong những nguyên nhân chính gây viêm tai ngoài. Vì vậy ngay khi bị nước vào tai bạn cần có phương pháp xử lý kịp thời.
- Khi trẻ bị viêm tai ngoài mẹ phải làm gì để con nhanh khỏi bệnh
- Kinh nghiệm điều trị viêm tai ngoài bằng thuốc nam
- Điều trị viêm tai ngoài như thế nào là hiệu quả nhất
Nguyên nhân của viêm tai ngoài
Khi bạn tắm gội, bơi khiến nước chảy vào ống tai. Nước vào tai khiến môi trường trong tai thay đổi đột ngột, làm ống tai bị ngâm nước vi khuẩn xâm nhập vào tai gây viêm nhiễm tai ngoài cho mẹ và bé.
Ngoài ra viêm tai ngoài còn do yếu tố ngoại thương tức khi ngoáy tai không cẩn thận làm tổn thương tai, hoặc để những vật sắc nhọn tác động vào tai gây tổn thương tai làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tai gây tổn thương tai.
Hậu quả của viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài nếu không điều trị kịp thời có thể gây biết chứng và làm tai bị điếc.
Thậm chí bệnh để lâu có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị gây nhiễm trùng tai và lan sang xương chũm.
Bệnh nếu để lâu hơn có thể gây hoại tử tai, lan vào tai trong gây viêm màng tế bào, viêm xương, gây liệt các dây thần kinh rất nguy hiểm.
Chính vì những hậu quả trên ngay khi mới có nguy cơ mắc bệnh lý này, tức bị nước vào tai, chúng ta cần sớm xử lý kịp thời để tránh viêm nhiễm nặng.
Cách xử lý khi nước vào tai.
Nước vào tai khi tắm gội hoặc bôi lội là vấn đề chúng ta rất hay gặp hằng ngày, nếu như nước vào tai ít thì bạn chỉ cần nghiên đầu, kéo vành tai xuống và lắc lắc tai để nước có thể thoát ra ngoài, phần nước bị dính với tai cũng không còn lo ngại bởi sẽ được hấp thu từ những tổ chức dưới da ngoài ống tai. Bởi nếu lau chùi quá nhiều có thể làm lớp biểu bì tổn thương làm vi khuẩn xâm nhập dễ gây viêm tai hơn.
Nếu bị nước vào nhiều, nút dáy tai đang khô gặp nước sẽ nở ra chèn ống tai ngoài gây ù tai viêm tai… Vì vậy để xử lý trường hợp này đầu tiên bạn cần nghiêng đầu sao cho lỗ tai bị nước ở hướng xuống phía dưới. Bạn kéo vành tai nhảy lò cò để nước có thể chảy ra ngoài.
Hoặc bạn có thể lấy tay bị lỗ tai không bị ngấm nước rồi vỗ nhẹ vào tai và há miệng thật to để gây áp lực và đẩy nước ra ngoài.
Nếu thực hiện 2 cách trên mà bạn vẫn cảm thấy nước ở trong tai bạn có thể dùng một miếng bông khô đặt ở cửa tai để chúng có thể hút nước từ ống tai vào bông, bạn nhớ là không nên lau ngoáy nhiều ở ống tay để tránh làm tổn thương tai.
Cuối cùng, sau khi nước chảy ra hết nếu thấy tai vẫn bị đau, tốt nhất bạn nên sớm đến các cơ sở y tế để kiểm tra xem tai có bị sao không.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn