Ngành Y – Ngành “nhạy cảm” cần lắm sự cảm thông
Một vấn đề cực kì nhạy cảm được đề cập trong xã hội đó là đạo đức đang xuống cấp trầm trọng trong xã hội chứ không chỉ riêng đối với ngành Y.
- Có nghề nào lại nguy hiểm như nghề Y?
- Ngành Y là nơi kết tinh trí tuệ chứ không phải nơi tu hành
- Vực dậy nghề Y – Nghề cao quý bằng cách nào?
Ngành Y vô cùng nhạy cảm
Không phải bỗng dưng người ta lại nói nghề Y nhạy cảm bởi vì đối tượng phục vụ là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tính mạng con người,hai bệnh nhân là những người “khác thường” (khác thường hiểu theo nghĩa khó ở).
Ngành Y – Ngành “nhạy cảm” cần lắm sự cảm thông
Trong ngàng Y người dân, dư luận xã hội dễ “bươi” ra những thiếu sót của cán bộ nhân viên Y tế. Khi họ không ưng ý, không hài lòng sẽ chê bai người thầy thuốc đủ kiểu. Khám bệnh nhanh bị chê ẩu, khám chậm bị chê khám như rùa bò, kê đơn thuốc dặn dò kĩ lưỡng về cách sử dụng, liều lượng dùng… cũng bị chê nói nhiều kiểu “biết rồi, khổ lắm nói mãi”, khi có những biến cố Y khoa xảy ra lại bảo “dân đen có biết đâu mà lần” muôn kiểu buộc tội cho Bác sĩ mà không hay rằng để xảy ra những sự cố bệnh nhân cũng có một phần trách nhiệm của mình.
Hơn 10 năm công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang Bác sĩ Ngọc Anh chia sẻ: Bác sĩ chính là những người phải trực tiếp làm việc, giải quyết mọi vấn đề đối với bệnh nhân và người nhà của họ. Chính vì vậy có rất nhiều các vấn đề bất cấp trong ngành Y người dân đều đổ lên đầu Bác sĩ như: Thuốc men, tài chính, thiếu phương tiện, quá tải bệnh viện… trong khi các vấn đề này thuôc về hệ thống cần giải quyết từ trên xuống. Bản thân Bác sĩ cũng là những con người cũng có đầy đủ các “hỷ, nộ, ái, ố” họ không thể hoàn hảo tuyệt đối cũng như khó tránh khỏi các sai sót, khuyết điểm trong ngành Y.
Nên hiểu thế nào về hai chữ “Y đức” trong ngành Y
Để trở thành một người Bác sĩ bắt buộc phải có đầy đủ hai điều kiện đó là chuyên môn và đạo đức. Bởi vì Bác sĩ cần có tay nghề tốt, chuyên môn cao để thực hiện chẩn đoán, thăm khám, điều trị bệnh cho người dân một cách chính xác nhất. Để thực hiện được những điều này người thầy thuốc cần có “học” đầy đủ kiến thức chuyên môn, hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện, cách điều trị các loại bệnh mới có thể thực hiện chữa bệnh kịp thời cho bệnh nhân.
Đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược học cuối tuần Điều dưỡng viên Thanh Hà tại bệnh viện Thanh Nhàn chia sẻ: Một số bậc lão niên trong ngành cho rằng sự cố Y khoa do chuyên môn của người Bác sĩ kém không phát hiện được có thể châm chước nhưng sai sót về tinh thần phục vụ, cách giao tiếp ứng xử thì không thể chấp nhận được và cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc.
Tuy nhiên quan điểm này không được các bác sĩ trẻ đồng ý bởi vì người thầy thuốc không chỉ làm việc để kiếm sống mà còn có nhiệm vụ thiêng liêng cao cả hơn đó chữa bệnh cứu người. Khi để xảy ra những sai sót dù chủ quan hay khách quan đều có ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người. Vì vậy Bác sĩ cần có kiến thức chuyên môn tốt, không ai có thể chấp nhận chuyện có nhiệt tình, dám nghĩ dám làm như những ngành nghề đơn thuần khác.
Bên cạnh đó bác sĩ cần trau đổi củng cố đạo đức, Y đức của mình khi hành nghề. Đạo đức là một tiêu chuẩn đặc biệt trong nghề Y người thầy thuốc phải chấp hành một cách tự nguyện như: bệnh viện không có giờ nghỉ, có xảy ra cháy nhà, người mất cũng không được bỏ dở công việc, “làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng, y khoa đúng ăn cơm chạy”….
Làm thế nào để trở thành Bác sĩ tốt?
Để trở thành những người thầy thuốc tốt cần có đủ hai yếu tố: Chuyên môn giỏi, kiến thức uyên thâm, đạo đức tốt, lương tâm trong sáng.
Chị Vũ Hà Điều dưỡng viên bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên đang học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược buổi tối cho biết quan điểm: Quyết tâm theo nghề Y cần chấp nhận “nghiệp Y” với đủ những buồn, vui, lo toan, trách nhiệm. Thực hiện đúng theo lời thề tôn chỉ của ngành Y chắc chắn sẽ nhận được sự quý trọng của xã hội. Y đức cao quý nhưng không cao xa, chỉ cần xuất phát từ tâm, từ gốc bản thân mỗi người sẽ giúp đạo đức xã hội nói chung và Y đức nói riêng được phục hồi. Chỉ mong dư luận xã hội, bệnh nhân có cái nhìn đầy đủ, công minh với cái nghề “nhạy cảm” mà các Bác sĩ, nhân viên Y tế đang nỗ lực cố gắng mỗi ngày để hoàn thiện bản thân mình hơn.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn