Nghề y nghề có những đặc thù riêng
Những đặc thù riêng biệt trong nghề y đã vô tình tạo nên một bức tường ngăn cản với chính những ngành nghề khác ở ngoài kia.
- Nghề bác sĩ cao sang danh vọng nhưng vô cùng cực khổ
- Những điều đáng tự hào của sinh viên ngành Y
- Bạo hành Y tế đã đến lúc cần lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho người thầy thuốc
Nghề y luôn có những đặc thù riêng rất khó khăn
Khó khăn hơn những nghề khác
Khó khăn ở đây không chỉ đối với những người đã làm nghề, mà khó khăn ngay cả với sinh viên, từ lúc còn ngồi trên giảng đường, sinh viên trường y đã phải vừa học lý thuyết vừa thực tập, lịch học kín và dài nhất so với các trường khác, còn đối với nhân viên ngoài làm việ giờ hành chính, ban đêm còn phải đi trực, các ngày lễ, Tết vẫn phải đi làm như bình thường, chung quy lại nghề y không có ngày nghỉ lễ. Đó còn chưa kể đến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao vì môi trường làm việc của bác sỹ là bệnh viện, nơi quy tụ đầy đủ các căn bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm luôn rình rập và có nguy cơ lây lan bất cứ lúc nào, như bệnh HIV, viêm gan B, lao, sốt…
Những đóng góp của nghề y luôn thầm lặng
Những đóng góp của ngành y luôn thầm lặng không có tính khoa trương bởi nó được coi như đặc thù riêng của nghành y và suy cho cùng ngành y vẫn là kẻ chiến bại trong cuộc chiến bệnh tật. Bác sỹ miệt mài với bệnh tật, chỉnh sửa, khôi phục những trục trặc của cơ thể với mục tiêu tối thượng là cải thiện sức khoẻ người bệnh. Bác sỹ phải trăn trở lựa chọn, cân nhắc lợi ích bản thân và lợi ích người bệnh. Nếu không có trách nhiệm với nghề thì sẽ không có bác sỹ nào chỉ ra những hành vi bất lợi và thường là nguy hiểm với người bệnh mà bản thân người bệnh không hề hay biết.
Y học ngày càng phát triển, bệnh tình diễn biến phức tạp, thay đổi thiên biến vạn hóa theo thời gian, chính vì thế bác sỹ luôn cần phải trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng chuyên môn đế có những giải pháp tốt nhất kịp thời nhất cho bệnh nhân. Và cũng chỉ có cập nhật kiến thức liên tục thì bác sỹ mới giảm được những sai sót đáng tiếc và đem lại lợi ích tối đa cho người bệnh.
Mặc dù luôn được ca ngợi, tôn vinh với bao đóng góp cải thiện sức khỏe người bệnh nhưng nó cũng sẽ ngay lập tức bị lu mờ và xóa sổ với những sự cố đáng tiếc hoặc bất khả kháng nếu vô tình xảy ra. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi những người tìm đến bệnh viện khi bản thân đã không còn “nguyên vẹn”, trong khi đó lại luôn đòi hỏi và mong muốn bác sỹ phải hóa phép sao cho bệnh nhanh khỏi, ít đau đớn, ít chi phí càng nhiều càng tốt, nếu không làm được như thế thì sẽ bị chửi rủa, thậm chí bị kêu gọi tẩy chay với lý do bác sỹ không đủ chuyên môn, nhưng họ lại quên mất rằng để làm được điều đó thì ý thức bảo vệ sức khỏe bệnh nhân là một yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến chính sinh mạng của họ, còn bác sỹ chỉ là người hỗ trợ hay những thầy thuốc tư vấn cho mình.
Khó khăn chồng chất khó khăn
Khó khăn chồng chất khó khăn
Nếu bạn thường xuyên đọc tin tức về những người có thu nhập cao trong xã hội thì bạn sẽ biết nghề y chưa bao giờ được sướng tên, nhiều người nghĩ làm nghề y hay được người nhà bệnh nhân bồi dưỡng, nhưng đấy là họ nghĩ, còn thực tế không phải vậy, vì nếu có “miếng” như xã hội vẫn nói thì những người làm nghề y không phải tranh nhau để chen chúc ở trong căn tập thể cũ kỹ của bệnh viện cấp cho.
Nếu giành nhiều thời gian cho bệnh nhân thì không có thời gian cho gia đình và ngược lại nếu có thời gian lo cho gia đình thì không làm tròn trách nhiệm của người bác sỹ, mà để cân bằng được cả 2 thứ đó lại càng khó hơn và dường như là không thể. Chình vì thế mâu thuẫn gia đình, sự thiếu quan tâm, không cảm thông cho nghề nghiệp của bạn đời và nhiều thứ khác đã đẩy hôn nhân của những người làm nghề y đến gần hơn với bờ vực tan vỡ.
Mặc dù nghề nghiệp nào cũng luôn có những đặc thù, khó khăn riêng nhưng có lẽ những đặc thù của nghề y luôn khó khăn và vất vả hơn bao giờ hết, chính vì thế những người làm trong nghề họ luôn cần một tinh thần thép để chiến đấu với nghề và chiến đấu với chính mình.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn