Nghề y nghề không có ngày nghỉ lễ
Không chỉ riêng có y tá, bác sỹ, điều dưỡng mà ngay cả chuyên khoa, giám đốc cũng cùng nhau chung tay làm việc để giúp đỡ người bệnh.
- Tâm sự bác sĩ trẻ tiền bạc không thể mua được tính mạng con người
- Người thầy thuốc loay hoay tìm lối đi riêng
- Tâm sự bác sĩ: Hành nghề Y không phải để làm giàu
Nghề y trăm bề vất vả
Nghề y vất vả nhưng đầy tự hào
Chỉ những người làm nghề y mới hiểu, thời gian trong ngày của họ ở cạnh bệnh nhân ở trong viện còn nhiều hơn thời gian ở nhà và bên gia đình. Những người làm nghề y luôn phải túc trực 24/7, vì bệnh nhân đâu thể ốm hay tai nạn theo giờ hành chính, 12 tháng trong năm bất kể khi nào bạn đến bạn đều bắt gặp những người bác sỹ đang túc trực tận tâm với nghề, trong mắt họ luôn ánh lên một niềm vui, sự tự hào vì mang đến hạnh phúc cho bệnh nhân. Vào những ngày nghỉ hay ngày lễ, bác sỹ phải làm việc nhiều và áp lực hơn, vì nghỉ người tham gia giao thông vui chơi nhiều chính vì thế số người bị tai nạn cứ thế mà tăng lên. Mặc dù biết là tính chất công việc, biết là sẽ được chu cấp thêm một khoản nho nhỏ, nhưng đó nào có thấm gì với họ khi hàng ngày vẫn phải cân não bên sự sống của bệnh nhân, ngoài áp lực công việc, nghề y còn phải đối mặt với áp lực từ nhiều thứ cộng hưởng lại. Thế mới nói, làm nghề y ngoài có tài, có đức quan trọng hơn vẫn là một tinh thần thép để luôn sẵn sàng đối mặt với những khó khăn.
Nghề y cái nghề lắm thị phi
Có lẽ câu nói “xây chùa 3 năm không ai biết, vỡ nửa viên gạch cả làng hay” sinh ra để dành riêng cho ngành y. Không cần phải nói nhiều chắc hẳn ai cũng biết, hàng năm mỗi viện cứu sống được cả trăm ngàn người bệnh nhưng nếu trong quá trình làm lỡ may có xảy ra 1 chút sai sót thì đấy sẽ là cái cớ để người ta đánh đồng và nhân cơ hội đó ném những câu nói thiếu thiện cảm, lôi những vấn đề còn hạn chế trong nghề để bàn ra tán vào trên các mặt báo trong, ngoài nước. Thế mới thấy làm gì cũng có thể xảy ra sai sót, nhưng sai sót của nghề y thì luôn bị xã hội nhìn nhận và đánh giá khắt khe hơn bình thường.
Tuy vất vả nhưng là niềm tự hào của mỗi vị bác sỹ
Mà đâu chỉ có thị phi có áp lực đến từ những người đã làm nghề, ngay cả các bạn sinh viên từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đã phần nào thấm được cái gian nan ấy. Với sinh viên ngành nghề khác học xong là có thể đi xin việc được, nhưng nghề y cần phải có thêm thời gian đào tạo, học lên đại học và văn bằng 2, nếu muốn cố gắng phấn đấu học tập, thực hành lấy thêm kinh nghiệm thì ai sẽ cho thực hành đây khi phải thực hành trên chính tính mạng của con người.
Cùng là lao động cùng là đi làm với mục đích tạo ra của cải vật chất để làm cho cuộc sống trở nên đầy đủ hơn, nhưng với nghề y đâu chỉ có thế, đối với họ lao động và làm việc không chỉ cho mình mà còn thắp nên ngọn lửa, niềm hi vọng cuộc sống cho bệnh nhân đó chính là đức hy sinh là tình yêu giữa con người với nhau. Chính vì thế ngày quốc tế lao động, ngày mà cả thế giới được nghỉ thì ngoài việc vui chơi chúng ta hãy cùng nhau nhớ về và thầm cảm ơn công lao của những người không biết đến ngày lễ, Tết, ngày Quốc khánh lao động là gì, đơn giản với bạn đó là ngày nghỉ còn người làm nghề y thì không.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn