Nghiên cứu về tự sát theo con mắt của chuyên gia tâm thần học

Tự sát là hành vi tự hủy hoại chính mình, khi phát hiện người có ý tưởng tự sát cần phải đặc biệt quan tâm tránh trường hợp xấu xảy ra.

Nghiên cứu về tự sát theo con mắt của chuyên gia tâm thần học

Nghiên cứu về tự sát theo con mắt của chuyên gia tâm thần học 

Theo Stengel (1958), tự sát là: “bất kỳ sự huỷ hoại nào được gây ra với mục đích huỷ hoại chính mình, dù là rối loạn hay do mâu thuẫn trong tư tưởng, nếu bệnh nhân chết do hậu quả hành động là tự sát, tự sát không thành công gọi là toan tự sát.

Tỷ lệ tự sát cao không?

Theo Tin tức Y học, tỷ lệ trung bình của tự sát trên toàn thế giới đã tăng lên từ 10 đến 16 người trên 100.000 dân kể từ năm 1950. Mỗi quốc gia khác nhau có tỷ lệ tự sát rất khác nhau, theo thống kê của WHO (1999) tỉ lệ tự sát của một số quốc gia như sau: liên bang Nga 41,5/100.000 dân, Pháp 20,7/100.000 dân, Úc 12,8/100.000 dân, Philippin 2,1/100.000 dân.

Tự sát có liên quan đến nền văn hoá, tôn giáo, dân tộc. Ví dụ ở Singapore tỉ lệ tự sát là 9,2/100.000 trong đó người gốc Hoa chiếm 88%.

Nguyên nhân tự sát là gì?

Bác sĩ Minh Huệ, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng tự sát bao gồm:

Các nguyên nhân có thể gặp bao gồm:

Trầm cảm nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến tự sát

Cách xử trí, theo dõi và chăm sóc

Theo các bác sĩ tư vấn, cần phát hiện sớm hội chứng trầm cảm theo dõi chặt chẽ. Khi bệnh nhân có ý tưởng bị tội, cho nhập viện, theo dõi sát ngày đêm.

Để bệnh nhân ở phòng riêng, kiểm tra kỹ phòng bệnh và người bệnh nhân, không để những phương tiện có thể dùng để tự sát như: dao, dây, vật nhọn…Tuy nhiên, điều cơ bản vẫn là điều trị tích cực và theo dõi sát vì bệnh nhân có rất nhiều cách để tự sát như gục đầu vào chậu nước, dùng quần áo xé ra để làm dây thắt cổ, đập đầu vào tường..

Điều trị: tốt nhất và hiệu quả nhất là sốc điện ngày một lần, liệu trình từ 8 – 12 lần cho tới khi hết trầm cảm. Có thể dùng các thuốc chống trầm cảm như: Melipramin, Tofranil liều trung bình 200 – 300 mg/24 giờ. Chú ý: các thuốc chống trầm cảm có tác dụng chậm sau 10 – 15 ngày cho nên trong 2 tuần đầu nên theo dõi sát và phối hợp với sốc điện. Đối với hoang tưởng, ảo giác dùng Nozinan 400-500mg/24 giờ hoặc Haloperidol 20 – 25mg/24 giờ.

Đề phòng bệnh nhân giả vờ khỏi xin ra viện để trốn tránh sự giám sát của thầy thuốc và thực hiện ý định tự sát dễ dàng hơn. Vì vậy, khi trạng thái tâm thần của bệnh nhân thật tốt mới cho ra viện.

Cách phòng bệnh như thế nào?

Phát hiện sớm những người có yếu tố nguy cơ bởi gia đình, người thân, các tổ chức xã hội, các bác sỹ gia đình.

Điều trị sớm bệnh nhân trầm cảm, chỉ cho xuất viện khi bệnh nhân không còn ý tưởng tự sát không còn hội chứng trầm cảm, hết các triệu chứng loạn thần.

Sau khi bệnh nhân ra viện cần tiếp tục kê đơn điều trị ngoại trú và theo dõi theo định kỳ. Tư vấn cho gia đình, người thân trong công tác theo dõi, quản lý và điều trị dự phòng tại gia đình.

Ngô Huệ – Ytevietnam.edu.vn.

Exit mobile version