Những điều cần biết về virus Zika gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ

Tính tới thời điểm này, nước ta đã ghi nhận 30 trường hợp nhiễm bệnh, đặc biệt hơn nguy cơ xâm nhập virus Zika là ngày càng có xu thế hướng tăng, do Việt Nam lưu hành loại muỗi Aedes có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết, đồng thời sự giao lưu du lịch, thương mại, lao động giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Những điều cần biết về virus Zika.

Do đó, để phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ, mỗi người nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh nguy hiểm này.

Virus Zika là gì?

Zika là một loại virus thuộc chi Flavivirus, nằm trong gia đình cùng với chủng gây ra bệnh sốt xuất huyết và sốt vàng da. Loại virus này, lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1947 ở khu rừng Zika thuộc Uganda và được đặt theo tên đó.

Con đường lây truyền virus Zika không phải ai cũng biết

Muỗi Aedes là tác nhân chính lây truyền virus Zika từ người sang người.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm virus Zika bạn không nên bỏ qua

Do các triệu chứng nhiễm virus zika không đặc hiệu nên việc chẩn đoán phân biệt nhiễm virus Zika rất rộng bao gồm: leptospira, dengue, rubella, sốt rét, sởi cũng như nhiễm các virus khác.

Ngoài ra, việc chẩn đoán còn dựa vào biểu hiện lâm sàng cũng như yếu tố dịch tễ gợi ý.

Phương pháp điều trị khi bị nhiễm virus Zika

Hiện nay, chưa có vắc-xin và phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika gây ra. Các phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng như:

Đối với phụ nữ có thai cần đến chuyên khoa sản để hội chẩn và theo dõi bất thường về thai nhi.

Trong trường hợp bị nhiễm virus Zika cần tránh bị muỗi đốt trong khoảng 1 tuần đầu  nhằm tránh lây lan cho cộng đồng.

Trẻ sơ sinh bị nhiễm virus Zika có dấu hiệu đầu nhỏ hơn bình thường (bên trái).

Phòng bệnh virus Zika thế nào cho đúng?

Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng bệnh do nhiễm virus Zika, nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu.

An Bình – ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version