Rủi ro trong Y khoa nguyên nhân do đâu?
Có không ít các trường hợp tai biến Y khoa xảy ra do bệnh nhân tự ý bỏ thuốc kê theo đơn Bác sĩ kê cho để uống “đông trùng hạ thảo” đã dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
- Vì đâu hố sâu khoảng cách giữa Bác sĩ và bệnh nhân ngày càng lớn?
- Pháp luật còn bỏ ngỏ chuyện bảo vệ danh dự Bác sĩ
- Muốn thành công, muốn làm giàu đừng chọn ngành Y
Rủi ro trong Y khoa không có gì là tuyệt đối
Trong lĩnh vực Y tế rủi ro khác xa với sai lầm chuyên môn đó là nguy cơ thất bại tiềm ẩn mang tính khách quan bởi sự hữu hạn trong ngành Y. Bởi vậy chúng ta cần học cách chấp nhận một sự thật rằng: Con người không thể sống mãi mãi và ngành Y không bao giờ là tuyệt đối.
Rủi ro trong Y khoa nguyên nhân do đâu?
Hơn 10 năm công tác trong ngành Y Bác sĩ Mạnh Tuấn phụ trách giảng dạy Chuyển đổi văn bằng 2 Cao đẳng Y dược cho biết: Chúng ta đang sống trong một xã hội thiếu đi sự thấu cảm bởi sự chênh lệch về nhận thức cũng như sự hạn chế của giáo dục và truyền thông. Đặc biệt trong hệ thống Y tế điều đó vẫn đang diễn ra hàng ngày.
Ngành Y có nhiều rủi ro bởi vì sao? Bởi sự tất yếu của mục đích cố gắng giành giật với mạng sống tử thần trong khi tính mạng của con người được tính từng giây. Cứu sống một mạng người thực sự là một công việc khó khăn mà phần thua chắc chắn thuộc về ngành Y chỉ là thời điểm thua cuộc sớm hay muộn mà thôi.
Công tác tại Bệnh viện Trường Giang Bác sĩ Ngọc Hà giảng dạy Tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Ngành Y vốn có tính rủi ro cao bởi mức độ công việc vô cùng phức tạp cùng với khối lượng kiến Y học đồ sộ khổng lồ, có học cả đời người cũng không hết. Mỗi ngày Y học trên thế giới đều cập nhật kiến thức mới, mỗi ngày các căn bệnh lại biến tướng càng khó cứu chữa hơn. Bên cạnh đó môi trường làm việc trong Y khoa vô cùng căng thẳng, Bác sĩ phải liên tục làm việc với cường độ cao dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Những người thầy thuốc phải chuyên môn hóa khiến công việc của Bác sỹ lặp đi lặp lại liên tục, cả những Điều dưỡng viên cũng như vậy. Bởi vậy ở các nước Châu Âu người ta cho phép các Bác sĩ được phép 30 ngày không kể ngày nghỉ lễ.
Nhận thức của người dân có liên quan đến rủi ro trong Y khoa
Bên cạnh tính chất đặc thù của lĩnh vực Y tế, rủi ro trong ngành Y do chính sự coi thường bệnh tật của người dân. Đơn cử một người bệnh khám lần thứ nhất về bệnh đau đầu được bác sĩ kê đơn mua thuốc về uống thấy khỏi về sau bệnh tái phát và tự ý ra nhà thuốc mua theo đơn cũ. Chính vì sự chủ quan nay đã khiến người bệnh bỏ qua cơ hội phát hiện các bệnh hiểm nghèo. Thậm chí việc uống thuốc bừa bãi dẫn đến tình trạng kháng thuốc cao, bệnh tật khó chữa hơn.
Ngoài ra ở Việt nam ngành Y chứa nhiều rủi ro bởi sự hạn chế về mặt chuyên môn ở các tuyến bệnh viện cơ sở. Cả hệ thống Y tế còn hạn chế về mặt kinh phí chưa có điều kiện đào tạo chuyên môn cho các cán bộ Y tế, bởi vậy sự tụt hậu về mặt kiến thức Y học khó tránh khỏi.
Cách nào để giảm thiểu rủi ro trong Y khoa?
Đang theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur sinh viên năm thứ ba Hoài An đưa ra quan điểm: Cần nâng cao kiến thức, hiểu biết của người dân về vấn đề phòng và chữa bệnh, mỗi người cần có kế hoạch khám sức khỏe định kì để phát hiện bệnh sớm hơn điều này vẫn chưa làm được bởi hầu hết người dân không có điều kiện kinh tế. Bên cạnh đó ngành Y cần tuyên truyền vận động lối sống lành mạnh, thực hiện phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh không tự ý sử dụng thuốc bữa bãi, không lạm dụng kháng sinh.
Với vai trò là các cán bộ nhân viên Y tế cần nhìn nhận lại các mặt hạn chế từ khách quan đến chủ quan, người thầy thuốc phải thực sự có trách nhiệm với sứ mệnh cứu chữa bệnh cao cả của mình. Luôn có sự đồng cảm chia sẻ thấu hiểu giữa Bác sĩ với bệnh nhân nhiều hơn. Đồng thời ngành Y cũng cần quan tâm đến đời sống tinh thần Bác sĩ, điều dưỡng viên nhiều hơn, động viên, an ủi, bảo vệ nhân viên của mình để giúp họ yên tâm công tác và có trách nhiệm cao hơn trong ngành. Có như vậy mới có thể giảm thiểu những rủi ro trong Y khoa giúp rút ngắn khoảng cách giữa Bác sĩ với bệnh nhân hơn.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn