Tết này! Mẹ theo Y nghiệp, Mẹ lại nợ con một cái Tết đoàn viên

Thời khắc giao thừa thiêng liêng và những ngày đầu năm mới, dù ai đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng đều muốn được sum họp bên gia đình. Thế nhưng, những người mang trong mình dòng máu Y nghiệp, Công an, Quân đội, Báo chí trong thời khắc thiêng liêng ấy, họ phải tạm gác công việc gia đình mà “ích kỷ” giấu “nhẹm” đi nỗi nhớ gia đình để đặt sứ mệnh bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ Quốc làm mục tiêu đầu tiên.

Tết này! Mẹ theo Y nghiệp, Mẹ lại nợ con một cái Tết đoàn viên

Tết này Ba mẹ có trực hay không?

“Tết này Ba mẹ có trực không?” đứa con gái ngày nào cũng ôm tôi mà hỏi mè một câu như thế, nghe con hỏi mà tôi chỉ biết giấu những giọt nước mắt để làm dịu nỗi nhớ Ba mẹ trong những ngày Tết cận kề. Tôi đã tốt nghiệp Cao đẳng Y Dược được 8 năm, tôi đã có gia đình, sự nghiệp ổn định viên mãn, nhưng với cô con gái nhỏ ngày lẻ Mẹ trực viện, ngày chẵn Ba trực ở cơ quan đã quá đỗi quen thuộc. Mỗi lần nghe bố mẹ đi công tác xa phải sang ở với ông bà dăm bữa nửa tháng là nó rú lên không chịu. Có lẽ đúng thôi, 7 năm ra đời đã có 1 đêm nào ba mẹ nó tạm bỏ công việc, “ích kỷ” làm việc nước để cho nó hơi ấm của cả 2 người, 7 năm tuổi xuân cũng là 7 cái Tết nó phải ở nhà ông bà nội ngoại để người lo việc nước, người bảo vệ nhân dân. Trong khi nhiều đứa trẻ mong mỏi đến Tết để được ba mẹ mua cho những bộ quần áo mới, những lì xì đỏ chói thì con gái tôi lại sợ, nó sợ ngày lễ, sợ nghỉ, thậm chí mấy ngày hôm nay cận kề tết nó luôn hỏi tôi những câu như thế. Vậy là năm nay chúng tôi lại xin khất với con, khất con một cái Tết đoàn viên, khất con một cái hơi ấm đủ đầy có cả ba và mẹ. Tôi biết không chỉ bản thân tôi mà còn rất nhiều người mang trong mình dòng máu Y nghiệp mà trang Blog tâm sự nghề Y vẫn hay cập nhật cũng ôm nỗi niềm chung với tôi như thế, những con người sợ Tết hơn là những ngày cống hiến cho Y nghiệp.

Mẹ vẫn nợ con tình thương, nợ con cái Tết đoàn viên mà không biết năm nào mới trả được

Ngày Tết họ sum vầy bên gia đình thì chúng tôi còn bận rộn và phải tăng ca trực lên gấp bội, có những năm tôi trực vào ngày mùng 1 Tết, có tới 5 vụ tại nạn giao thông thì có tới 3 ca mổ sọ não chờ tại phòng mổ. Đên tận 9 giờ sáng hôm sau, ca mổ hôm mùng 1 Tết vẫn chưa xong hẳn lại xuất hiện thêm những ca trực mới cần phải xác định xem còn có thể mổ được hay không hay phải chuyển qua hồi sức và chờ. 6 giờ tối, vẫn chưa ai trong kíp trực được ăn gì từ sáng sớm, còn các Bác sĩ giống như con thoi giữa phòng mổ, cấp cứu, trại bệnh. Phòng cấp cứu như một bãi chiến trường mà mọi người không có thời gian dọn dẹp. Đến 9 giờ tối, các bác sĩ của khoa Cấp cứu phải căng sức ra để vật lộn, để không bị “vỡ trận”, bệnh nhân nằm la liệt. Sân bệnh viện, cả đằng trước, đằng sau tràn ngập người nhà, ngày Tết, các bác sĩ, điều dưỡng quen rồi đã đành, nhưng hàng ngàn người khác, phải vào bệnh viện “ăn Tết”. Đó là thân nhân của những người bị tai nạn, họ thấp thỏm đứng ngồi không yên, vạ vật dưới đất, trên bờ hồ cá… Chẳng thấy ai có được một vẻ mặt hay nụ cười của ngày tết cả. Ngày sum họp gia đình của cả dân tộc có những không khí chung như thế, vậy làm sao tôi có thể ích kỷ bỏ việc nước về làm mẹ hiền, dâu thảo.

Bao nhiêu năm tôi vẫn nợ ba mẹ một cô dâu thảo, nợ con thơ một người mẹ hiền

Bao nhiêu năm tôi vẫn nợ ba mẹ một cô dâu thảo, nợ con thơ một người mẹ hiền

Trang Tin tức Y tế mới nhất cũng cập nhật những câu chuyện nghề khiến bản thân tôi hiểu rằng, để hoàn thành được trách nhiệm, gánh vác sứ mệnh Y nghiệp thì bản thân tôi phải nợ gia đình, nợ ba mẹ nhà chồng một cô dâu thảo, nợ đứa con thơ một người mẹ hiền và những chia sẻ, thông cảm của những người thân. Nhiều ngày trực Tết, tôi luôn nặng lòng mình chưa làm tròn thiên chức của một người mẹ, chưa làm tròn bổn phận của một người vợ. Muốn tự tay chuẩn bị cho gia đình một bữa cơm tối cũng khó, muốn tự tay bón cho con mình ăn rồi ru nó vào giấc ngủ đêm giao thừa trong vòng tay của mình cũng không được. Có những lúc tôi khóc ròng trong điện thoại vì nghe thấy tiếng con ở nhà quấy khóc đòi mẹ mang đi chơi tết, những lúc đó tôi chỉ mong hết ca trực để lao ngay về nhà. Nhưng bản năng một cô gái ngành Y can trường lại không cho phép tôi được yếu đuối, tôi vẫn phải nuốt nước mắt vào trong để tập trung chăm sóc cho người bệnh. Nghĩ đến gia đình, nghĩ đến đứa con thơ đang mong ngóng mẹ về nhà, tôi chỉ ước một ngày có thêm vài tiếng nữa để có thêm thời gian giữ trọn chữ trọn chữ hiếu, làm trọn vẹn tình nghĩa tử với con. Điều tôi sợ trong những ngày trực Tết không phải là chứng kiến máu me hay những đêm trực dài hun hút với những nỗi cô đơn bất tận. Mà tôi sợ nhất là câu hỏi ngây thơ của con – Hôm nay ba mẹ có đi trực nữa không? bởi nhìn vào mắt nó tôi không biết nên trả lời như thế nào và phải khất từ với con thêm bao nhiêu năm nữa mới có đáp án trả lời.

Con gái à! Tết này mẹ lại nợ con một cái Tết đoàn viên, mẹ lại nợ con hơi ấm của một người mẹ, nợ con một bộ váy đôi giày mới. Ba me lại nợ con tất cả tình thương rồi, con ơi!

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version