Thuốc chữa bệnh giang mai ở nữ và cách điều trị hiệu quả

Bệnh giang mai ở nữ giới nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời bệnh sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ. Việc áp dụng phác đồ điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ thường khó hơn đối với nam giới. Tuy nhiên nếu dùng thuốc điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn đầu, bệnh hoàn toàn được chữa khỏi.

Điều trị bệnh giang mai ở phụ nữ khó hơn đối với nam giới

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai gây nên bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai), bệnh lây lan qua đường tình dục, quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi vì vi khuẩn giang giang theo đường nhau thai truyền vào thai nhi. Bệnh gây ra nhiều biến chứng và các bệnh lý như ung thư cổ tử cung, động kinh, hoại tử…Ngoài ra nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai thì có nguy cơ sảy thai cao và sinh non. Trẻ được sinh ra cũng không được phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.

Thuốc chữa bệnh giang mai ở nữ giới

Để điều trị bệnh giang mai hiệu quả cần phải căn cứ vào từng giai đoạn phát triển của bệnh để có những phương pháp cũng như phác đồ điều trị hợp lý cho mỗi bệnh nhân.

Thuốc điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn sớm ở nữ giới, thường ở giai đoạn đầu và giai đoạn 2, bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định bệnh nhân sử dụng benzathine benzylpenicillin, tiêm bắp 1 lần duy nhất. Do tiêm 1 lần duy nhất nên liều thuốc này được chia ra đều và tiêm ở hai bên mông bệnh nhân. Đây là giai đoạn bệnh có thể chữa dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời. Vì vậy phụ nữ cần phải có những kiến thức nhận biết những triệu chứng bệnh giang mai qua từng giai đoạn để có những phương pháp điều trị sớm nhất.

Nhận biết bệnh giang mai qua từng giai đoạn để điều trị nhanh nhất

Thuốc điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn muộn đối với thời kỳ cuối của bệnh thì bệnh nhân cần phải theo dõi huyết thanh, làm những xét nghiệm y tế cần thiết để theo dõi sự phát triển của bệnh. Ở giai đoạn này bệnh nhân được áp dụng chỉ định tiếp tục tiêm benzathine benzylpenicillin với liều cao, có thể thay thế bằng procaine benzylpenicillin tiêm liên tục trong 10 ngày.

Đối với những bệnh nhân bị giang mai ở giai đoạn cuối, biến chứng thành giang mai thần kinh bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định dùng thuốc dùng aqueous benzylpenicillin, tiêm tĩnh mạch 6 lần/ngày, tiêm liên tục trong vòng từ 10 đến 14 ngày, có thể thay thế bằng thuốc procain benzylpenicillin, tiêm bắp 1 lần/ngày và probenecid uống 4 lần/ngày.

Phụ nữ cần phải tự chăm sóc bản thân để tránh lây nhiễm căn bệnh xã hội

Cách điều trị bệnh giang mai bằng phương pháp tự cân bằng hệ miễn dịch

Để điều trị bệnh giang mai, bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh hỗ trợ và tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai thì phương pháp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể là vô cùng quan trọng. Sau khi thực hiện các xét nghiệm y tế, huyết thanh miễn dịch để xác định đúng ổ dịch, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành điều trị dứt điểm những triệu chứng bệnh giang mai gây nên. Áp dụng những loại thuốc và kết hợp điều trị bệnh giang mai ở nữ giới từ bên ngoài, xét nghiệm huyết thanh âm tính cho thấy triệu chứng bệnh được giải quyết.

Điều trị bệnh giang mai ở nữ giới kết hợp với việc tự kích hoạt miễn dịch

Tiến hành tiêu diệt các vi khuẩn giang mai , tiêu diệt tận gốc nguồn bệnh và khống chế sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai bằng các kỹ thuật bức xạ nhiệt sóng ngắn, phục hồi các tế bào và nâng cao quá trình phục hồi sức khỏe.

Bên cạnh đó, sau khi điều trị bệnh giang mai, nữ giới nên có những phương pháp tự chăm sóc cơ thể, chăm sóc bản thân, tăng cường thể lực và sức đề kháng của cơ thể, từ đó giúp phục hồi sức khỏe và cân bằng nội tiết tố.

Trên đây là một số phương pháp áp dụng thuốc điều trị bệnh giang mai ở nữ giới. Tuy nhiên phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bạn nên tạo cho mình một cuộc sống lành mạnh, an toàn, quan hệ chung thủy với một bạn tình để không bị lây nhiễm bởi những căn bệnh xã hội nguy hiểm.

Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version