Tìm ra kháng thể chống Virus Zika: Bước tiến mới của y học năm 2016
Các nhà khoa học Trung Quốc đã mở ra hy vọng trong việc khống chế Virus Zika gây dị tật đầu nhỏ cho trẻ sơ sinh nhờ vào kháng thể chống Virus Zika.
- Cách phòng tránh nhiễm virus Zika hiệu quả.
- Thai phụ cần làm gì để phòng tránh nhiễm Virus Zika?
- Cảnh báo Virus Zika gây dị tật đầu nhỏ ở trẻ em.
Kháng thể chống Virus Zika
Theo công bố mới nhất, các nhà nghiên cứu thuộc Viện vi sinh vật Trung Quốc đã phát hiện ra 2 kháng thể chống Virus Zika từ chính các xét nghiệm trên cơ thể bệnh nhân nhiễm loại Virus này.
Đại diện của nhóm nghiên cứu, nhà khoa học Yan Jinghua cho biết, đây là loại kháng thể có thể chống lại Virus Zika lây lan trong cơ thể nhờ khả năng ức chế sự phát triển của Virus. Các thí nghiệm được tiến hành trên chuột đều mang lại kết quả khả quan. Theo đó, kháng thể chống Virus Zika này có thể loại bỏ virus trong cơ thể chuột hoàn toàn.
Hai loại kháng thể này được gọi là Z23 và Z3L1. Có thể áp dụng để điều chế ra các loại thuốc điều trị Virus Zika nhờ vào cơ chế tấn công vỏ bọc protein của Virus Zika, từ đó kìm hãm sự xâm nhập của virus vào tế bào.
Nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến với Virus Zika này đã được Mỹ công bố trên Tạp chí khoa học Science Translational Medicine.
Những điều chưa biết về Virus Zika
Virus Zika không phải là loại bệnh dịch mới, loại virus này đã được phát hiện từ năm 1940. Tuy nhiên phải đến năm 2015, Virus Zika mới bùng phát trên phạm vi toàn thế giới, để lại những tác hại nghiêm trọng đến bộ não của thai nhi và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Cuối năm 2015, Virus Zika bùng nổ tại Brazil, đây cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi loại virus này, theo đó, muỗi Aedes gây bệnh cho hơn 1 triệu người dân quốc gia này. Các bác sĩ và nhà khoa học đều không tìm ra được liệu pháp ngừa bệnh tối ưu. Từ đây, các nhà khoa học đã phải thay đổi hoàn toàn quan niệm về loại dịch bệnh này.
Ngày 1/2/2016, Tổ chức Y tế Thế giới WHO ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về Virus Zika. Virus lây truyền nhanh chóng ra hơn 20 quốc gia tại 4 châu lục trên toàn cầu.
Tháng 4/2016, trường hợp nhiễm Virus Zika đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện tại Khánh Hòa. Cho đến nay, dịch bệnh đã lan truyền với tốc độ chóng mặt. Số người bệnh Zika tính đến nay đã lên gần 150 người. Trong đó TP.HCM là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Virus Zika với 127 trường hợp (thống kê ngày 15/12).
Phòng chống Virus Zika
Việc tìm ra kháng khuẩn chống Virus Zika chính là bước tiến quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị Virus Zika. Trước khi loại kháng khuẩn này được áp dụng phổ biến trong cuộc sống, mỗi người có thể bảo vệ sức khỏe trước những nguy cơ lây truyền Virus Zika như sau:
- Thực hiện phun diệt muỗi trên diện rộng.
- Dọn dẹp vệ sinh môi trường. vệ sinh nơi ở để tiêu diệt nơi trú ngụ của muỗi.
- Hạn chế đến những vùng dịch, đặc biệt phụ nữ có thai.
- Không quan hệ tình dục thiếu lành mạnh, virus Zika có thể lây truyền qua đường tình dục.
- Bảo vệ bản thân khỏi muỗi bằng cách mặc quần áo dài, bôi thuốc xịt muỗi, thả màn khi ngủ.
- Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh khi có các dấu hiệu của Virus Zika như sốt, phát ban, viêm giác mạc, đau cơ, người mệt mỏi…
Tìm ra kháng khuẩn chống Virus Zika cho thấy sự quyết liệt của y học hiện đại trong công cuộc chiến đấu với Virus Zika cũng như nhiều căn bệnh truyền nhiễm phức tạp khác.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn