Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh sởi
Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm và để lại di chứng suốt đời cho trẻ, vì vậy việc chủ động phòng bệnh sởi là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ nhỏ.
- Những giấy tờ cần chuẩn bị làm hồ sơ sinh và thời gian làm hồ sơ sinh chuẩn xác
- Đổ mồ hôi trộm ở trẻ – nguyên nhân và hướng xử lý
- Bác sĩ chuyên khoa mách nước mẹ bầu phòng tai biến tiền sản giật hiệu quả
Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh sởi
Triệu chứng nhận biết bệnh sởi
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ… bệnh sởi thường gặp ở trẻ em và phụ nữ mang thai, nếu không có biện pháp chủ động phòng bệnh thì có thể gây thành dịch. Bệnh sởi gây một số biến chứng bao gồm: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt và đôi khi viêm não sau sởi,…những biến chứng này rất thường gặp ở những trẻ suy dinh dưỡng.
Theo những tin tức y tế mới nhất, trẻ em sau khoảng 10 tới 12 ngày có tiếp xúc với Virut sởi sẽ có những biểu hiện đầu tiên của căn bệnh này, cụ thể như sau:
- Sốt
- Ho khan
- Chảy nước mũi
- Mắt đỏ
- Không chịu được ánh sáng
- Những nốt nhỏ xíu với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
- Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau
Thời gian đầu khi mắc bệnh sởi, trẻ em thường xuất hiện những cơn sốt khá nhẹ, kèm theo những triệu chứng như ho, chảy mũi, mắt đỏ và đau cổ họng, sau khoảng 2, 3 ngày đốm Koplik nổi lên, đốm Koplik là dấu hiệu đặc trưng giúp các Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác bệnh sởi. Sau đó, trẻ em có thể bị sốt cao lên tới 104 hay 105 độ F (khoảng 40 độ C). Trong thời gian này, những mảng đỏ ở trẻ xuất hiện đầu tiên ở mặt sau đó theo đường chân tóc lan đến tai, lan xuống ngực, lưng và cuối cùng xuống tới đùi và bàn chân. Những vết đỏ này gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ, sau một tuần những vết nhỏ này sẽ nhạt dần, vết nào xuất hiện trước sẽ hết trước.
Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít mắc
Đối tượng có nguy cơ cao mắc sởi
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít mắc vì có miễn dịch của mẹ truyền qua sữa. Trẻ dưới 6 tháng ít mắc vì có miễn dịch của mẹ. Bệnh sởi thường xuất hiện vào mùa đông xuân, sau khi trẻ mắc bệnh sởi sẽ có miễn dịch bền vững nên tỷ lệ trẻ mắc lại bệnh sởi là rất thấp.
Để điều trị cho những trẻ mắc bệnh sởi, các Bác sĩ chỉ tập trung điều trị triệu chứng cũng như tăng cường dinh dưỡng và chăm sóc trẻ trong quá trình điều trị, phương pháp điều trị bệnh sởi cụ thể như sau:
- Hạ sốt: phương pháp vật lí, thuốc hạ sốt thông thường (Paracetamol).
- An thần.
- Thuốc ho, long đờm
- Kháng histamin: Dimedron, Pipolphen.
- Sát trùng mũi họng: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol…
- Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng.
- Khi có biến chứng: viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì dùng kháng sinh và corticoid.
- Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: hồi sức hô hấp khi có suy hô hấp (thở O2, hô hấp hỗ trợ…) hồi sức tim mạch…
- Chế độ ăn uống tốt.
Để điều trị dự phòng bệnh sởi, các Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm Gramma globulin 40mg/kg dùng phòng bệnh khẩn cấp cho trẻ suy dinh dưỡng, hoặc trẻ đang bị một bệnh khác… mà có tiếp xúc với trẻ bị sởi. Một biện pháp quan trọng nhất đối với các thí sinh chính là Vacxin sởi, Vacxin sởi là vacxin sống, giảm độc lực dùng cho trẻ 6 – 9 tháng tuổi trở lên, có tác dụng bảo vệ cao. Vacxin sởi là một vacxin bắt buộc trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta hiện nay. Nhờ đó, hiện nay tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do sởi đã giảm nhiều.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn