Tuyển sinh 2017: Các trường Nghề có phải đào tạo lại cử nhân đại học!
Nhiều năm trở lại đây khi mà trào lưu Đại học được mở rộng thì tình trạng cử nhân thất nghiệp dẫn đến học ngược xảy ra. Các trường Nghề phải đảm đương trách nhiệm đào tạo lại cử nhân đại học. Liệu trong những năm tiếp theo có xảy ra.
- Bỏ chữ “nghề” các trường Cao đẳng đang “khoác” nhầm áo nhau
- Các trường Cao đẳng lo “sốt vó” khi bỏ điểm sàn Đại học
- Bỏ điểm sàn, tăng cơ hội vào đại học có nâng được chất lượng đào tạo?
Tuyển sinh 2017 đang diễn ra như thế nào?
Với việc Bộ GD&ĐT đưa ra điểm mới là sẽ bỏ điểm sàn Đại học trong Quy chế dự thảo tuyển sinh năm 2017 thì việc vào Đại học chưa bao giờ dễ dàng hơn cả. Có nhiều tranh luận cho rằng việc tổ chức kỳ thi chung như kỳ thi THPT quốc gia đăng dần nhắm đến đại trà. Đó là những thí sinh trung bình thậm chí dưới mức trung bình một chút cũng có thể tốt nghiệp. Mà đã tốt nghiệp 100% học sinh phổ thông thì 100% có xu hướng “phi” vào đại học thay vì chọn cho mình một nghề nghiệp để theo đuổi.
Sở dĩ có tình trạng 100% học sinh “phi” vào đại học đơn giản ta có thể thấy công việc định hướng nghề nghiệp của chúng ta ở các bậc phổ thông là hầu như không có. Và có cũng chỉ là giáo dục cho có chưa phát huy hiệu quả định hướng. Đa phần học sinh có được học cũng chỉ là phục vụ mục đích tốt nghiệp mà chưa theo sở thích, cũng như hệ thống giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp ở phổ thông là chưa có.
Nhiều ý kiến cũng băn khoăn cho rằng việc Bộ GD&ĐT đưa ra quy định bỏ điểm sàn là phi thực tế. Với việc chỉ căn cứ vào hơn 100.000 học sinh trên ngưỡng xét tuyển vào chỉ tiêu của năm 2016 không xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu. Điều này liệu có phổ quát khi đó chỉ là con số của một năm. Trong khi điểm sàn đại học đã tồn tại hơn chục năm nay. Liệu đây có phải là cơ hội cho các trường đại học top trên và top giữa tiến hành tuyển đủ thí sinh và bất chấp ngưỡng chất lượng đầu vào.
Với dự thảo tuyển sinh đại học như vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một viễn cảnh là thí sinh sẽ ồ ạt 100% tốt nghiệp THPT và 100% thí sinh vào đại học là điều sắp diễn ra.
Chất lượng đào tạo đại học những năm gần đây ra sao?
Đào tạo chất lượng hay đào tạo không chất lượng được đánh giá bằng rất nhiều quy định tuy nhiên một điều kiện tiên quyết đó là lượng sinh viên ra trường có việc làm và làm có đúng chuyên ngành không điều đó phản ánh đúng 90 % chất lượng đào tạo. Ngành học không đáp ứng đúng nhu cầu xã hội, sinh viên học sinh thì sinh bằng cấp, điều này dẫn đến con số 200.000 cử nhân thất nghiệp. Con số này mới chỉ là những cử nhân tốt nghiệp Đại học, còn các bậc cao hơn nhu Thạc sĩ cũng có nhưng cũng đang xu hướng. Học càng cao càng thất nghiệp.
Những con số trên cho chúng ta thấy nên xem xét lại tình trạng giáo dục tuyển sinh đại học của chúng ta. Nếu như mở rộng cửa vào đại học bằng cách bỏ ngưỡng điểm sàn xét tuyển vào đại học thì công việc sắp tới của Bộ GD&ĐT có lẽ sẽ phải gấp đôi gấp 3 khi mà chất lượng và kiểm soát chất lượng Đại học đang còn là dấu hỏi và điều đó nó biểu thị bằng con số 200.000 cử nhân thất nghiệp trong thời gian qua.
Các trường Nghề đang phải thay nhau đào tạo cử nhân đại học
Thực tế cho thấy những năm trở lại đây không ít thí sinh đăng kí học ngược, cử nhân theo học các ngành nghề như Dược sĩ, Thầy thuốc, Cao đẳng điều dưỡng, văn bằng 2 Cao đẳng dược…Cụm từ giấu bằng thạc sĩ đi học nghề Y không còn quá xa lạ đối với Trường Cao đẳng Y dược Pasteur. Nhiều thí sinh đã vứt bỏ những mặc cảm, những dào cản để quyết định theo học và làm lại từ đầu khi chọn vào học. Đây không những là thực trạng xảy ra ở ngành Y, ngành Dược mà là thực trạng chung. Tuy nhiên với những ngành dễ kiếm được việc làm như Y dược thì được nhiều thí sinh lựa chọn hơn.
Liệu rằng với dự thảo mới và nhất là bỏ ngưỡng điểm sàn đại học, thả cửa cho thí sinh vào thì ít nhất 4 năm nữa Các trường như Cao đẳng Y dược Pasteur có phải đào tạo lại cử nhân như trong thời điểm hiện nay?
Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn