Bệnh tay chân miệng ở trẻ em – nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một trong những bệnh lý ngoại khoa phổ biến với trẻ dưới 5 tuổi. Biết được các kiến thức cơ bản về bệnh sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh, bảo vệ sức khỏe con em mình.
- Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào cho hiệu quả?
- 3 cấp độ của bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách điều trị
- Đâu là nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Tay chân miệng là bệnh lý do virus cấp tính gây ra và lây truyền qua đường hô hấp. Đây là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền nhanh, dễ bùng phát thành dịch lớn do đó cha mẹ cần đề phòng bảo vệ sức khỏe cho trẻ ngay khi có các nguy cơ gây bệnh.
Các dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là sốt, nổi mụn nước tại lòng bàn tay, chân, niêm mạc miệng, mông…khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, mệt mỏi trong sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân bệnh chân tay miệng ở trẻ em
Bệnh chân tay miệng ở trẻ em có thể lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua đường hô hấp. Các nguyên nhân bệnh chân tay miệng ở trẻ em chính bao gồm:
- Trẻ tiếp xúc với chất tiết mũi miệng, nước bọt hoặc phân của trẻ bị tay chân miệng.
- Dùng chung đồ chơi, các đồ dùng vật dụng bị dây dính chất tiết mũi họng, nước bọt ở của trẻ bệnh.
- Phụ huynh hoặc cô giáo trông trẻ gián tiếp truyền bệnh cho các trẻ qua bàn tay khi tiếp xúc với trẻ bệnh rồi chăm sóc trẻ khỏe mạnh mà không rửa tay.
- Virus gây bệnh có thể vào hệ thống hạch bạch huyết qua niêm mạc miệng và ruột, sau đó nhanh chóng phát triển và gây ra các thương tổn trên da.
Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng dễ nhận biết nhất ở trẻ bao gồm:
- Xuất hiện các bóng nước có đường kính khoảng 2 – 3mm tại niêm mạc miệng, sau đó lan xuống vùng tay, chân, mông, đầu gối trên nền hồng ban.
- Các bóng nước có thể bị vỡ ra tạo thành vết loét gây đau rát, khó khăn cho trẻ khi ăn uống.
- Sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ C kèm triệu chứng đau họng, mệt mỏi.
- Các triệu chứng của bệnh tái phát khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, ít ngủ.
- Vết bóng nước ở tay chân có thể bị lồi lên, khi sờ vào cảm giác cộm, ấn vào không đau. Trong một số trường hợp chỉ xuất hiện hồng ban mà không có biểu hiện bóng nước như thông thường.
Cách điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh chân tay miệng, tuy nhiên đây là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày. Do đó cha mẹ không cần quá lo lắng. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu chính là liều thuốc hữu hiệu nhất để điều trị bệnh chân tay miệng cho trẻ.
Để các vết thương do tay chân miệng nhanh lành, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Giữ vệ sinh tay chân, cơ thể cho trẻ thường xuyên, tránh để các bóng nước bị nhiễm trùng. Không chọc vỡ các bóng nước.
- Thường xuyên theo dõi các dấu hiệu ở trẻ, đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị khi có các triệu chứng bất thường xảy ra.
Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ
- Cho trẻ rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Sát trùng dụng cụ, đồ chơi, vật dụng của trẻ bằng xà phòng và cloramin B 5%.
- Cách ly trẻ với trẻ khác bị bệnh cho đến khi khỏi bệnh để tránh trường hợp lây nhiễm.
- Đeo khẩu trang khi ho hoặc hắt hơi.
- Giữ vệ sinh cơ thể, tắm rửa cho trẻ thường xuyên.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em nếu không biết cách phòng chống và điều trị sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Do đó mỗi bậc phụ huynh đều nên trang bị cho mình kiến thức cần thiết về bệnh để bảo vệ sức khỏe cho con nhỏ của mình!
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn