Hãy sống với đam mê, quyết tâm với ngành Y
Thông qua bài viết tâm sự này mình mong mọi người cũng hiểu thêm về những mặt tiêu cực trong ngành y từ đó có sự thông cảm và chia sẻ nhiều hơn với những người bác sĩ đáng thương.
- Vì đâu hố sâu khoảng cách giữa Bác sĩ và bệnh nhân ngày càng lớn?
- Pháp luật còn bỏ ngỏ chuyện bảo vệ danh dự Bác sĩ
- Muốn thành công, muốn làm giàu đừng chọn ngành Y
Hãy sống với đam mê và quyết tâm
Hãy sống với đam mê và quyết tâm
Đây là các câu chuyện thật, sự việc đau lòng được mình chứng kiến trong gần 8 năm học tập và theo ngành y. Sống và học tập xa gia đình, lại chịu áp lực lớn từ công việc nhưng mình chưa từng nghĩ tới việc bỏ nghề. Với mình, hiện tại mới là quan trọng và ở hiện tại mình thật sự đam mê và muốn gắn bó với nghề mãi mãi.
Có những sự thật trong ngành Y chỉ ai làm bác sĩ mới hiểu. Với đặc thù liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, quá trình để trở thành một bác sĩ vô cùng gian nan, vất vả và kéo dài lên tới hàng chục năm.
Đồng quan điểm với mình, một số bạn thực tập sinh tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho hay một ngày trực cấp cứu, chứng kiến 5 cái chết đau thương với những cảnh đời khác nhau, đó là cảnh cha mất con, chồng mất vợ…, cô nhiều lần không thể ngăn được nước mắt.
Trung bình mỗi ngày, các bác sĩ bệnh chuyên khoa phải đứng mổ từ 7h30 sáng đến 23h đêm. Vì thế, dù các bác sĩ yêu nghề đến mấy, nếu không có sức khỏe tốt thì không thể làm việc.
Nữ bác sĩ tâm sự nếu không có niềm đam mê và tâm huyết với nghề, cô chắc chắn không thể vượt qua những căng thẳng, áp lực cực lớn khi bệnh nhân chết ngay trên bàn mổ, dẫn tới sự suy sụp nơi thầy thuốc.
Càng khó khăn khiến các bạn trẻ mạnh mẽ vững bước trên con đường ngành y của mình
Nhiều bạn trẻ vẫn rất tâm huyết với nghề
Có một số bạn cho rằng nghề y không đến mức đáng sợ và khó khăn, trong đó một sinh viên năm cuối Đại học Y Hà Nội chia sẻ con đường càng gian nan, vất vả càng tôi luyện chúng tôi trưởng thành, vững bước hơn đi về phía trước.
Khi theo học ngành y bạn đừng hi vọng rằng trong tương lai ra trường sẽ có làm việc làm ngay hay lương cao, mà bạn phải đặt lợi ích của người khác lên trên bản thân mình như vậy mới mong có đủ nghị lực để vượt qua cuộc sống.
Bệnh viện là môi trường căng thẳng với đầy rẫy biến cố, đòi hỏi bác sĩ phải biết chịu trách nhiệm với công việc. Nhiều trường hợp, một số bác sĩ đã hết ca trực, nhưng bệnh nhân do mình phụ trách có biến cố thì dù đã rời khỏi cơ quan, họ vẫn phải quay trở lại.
Thời gian thực tập tại những bệnh viện lớn, chứng kiến sức làm việc khủng khiếp của các bác sĩ, toàn bộ học viên nơi đây đều bái phục.
Sự thật cho mình thấy rằng để trở thành bác sĩ giỏi, yêu nghề như các thầy, từng ngày từng giờ sinh viên y khoa phải không ngừng học tập, trau dồi kỹ năng và tôi luyện trí tuệ của mình. Vẫn biết y đức là cao quý, nhưng không biết tôi có vượt qua những áp lực đó không?.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn