Nghề Bác sĩ mặc cảm vì đồng lương thấp

Phần lớn các Bác sĩ phải chật vật kiếm thêm thu nhập bằng cách làm ngoài bệnh viện tư, phòng mạch bởi đồng lương quá bèo bọt, không đủ chi cho cả gia đình.

Bác sĩ cũng mặc cảm vì lương thấp

Nhắc đến đồng lương trong cơn bão giá không chỉ có các công chức thở dài mà Bác sĩ cũng lo lắng không kém khi mức lương không được tương xứng với những gì mình bỏ ra. Nhìn vào bảng lương mới giật mình họ nghèo đến thế ư?

Nghề Bác sĩ mặc cảm vì đồng lương thấp

Bác sĩ Nguyễn Minh chuyên khoa ngoại của bệnh viện Đống đa, tham gia giảng dạy Đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược cho biết: Để trở thành một Bác sĩ cứng phải mất thêm  2 năm học sơ bộ, 2 năm chuyên khoa mới có thể hành nghề. Ít nhất phải 10 năm người thầy thuốc mới được trực tiếp đứng mổ, khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Sau hơn 10 năm công tác lương Bác sĩ trưởng khoa hơn chục triệu đồng. Còn các Bác sĩ trẻ khi cầm đến bảng lương luôn rầu rĩ khi ai cũng bảo rằng làm Bác sĩ giàu lắm lương cao ngất ngưởng. Thực chất nghề thầy thuốc có tiếng mà không có miếng như người ta nói. Bởi mức lương  Bác sĩ được tính theo hệ số còn lại là tiền công trực, tiền phụ cấp độc hại… Mọi người trong ngành cứ hay đùa với nhau: mình cũng mong được đóng thuế thu nhập.

Trong khi đó Bác sĩ cần phải đi học thêm để nâng cao chuyên môn của mình mới đủ đáp ứng công việc, đôi khi mọi sinh hoạt chi tiêu gia đình đều phải nhờ vợ một tay chăm lo. Ai cũng nghĩ bác sĩ giàu nhưng chỉ có những người trong nghề mới hiểu Bác sĩ đi học thêm không có lương, tiền trực, làm ngoài giờ không có thì chỉ có trông chờ vào vợ. Hoặc người chưa có gia đình lại quay về thời ăn cơm bụi sinh viên, bạ đâu ngủ đó để dành thời gian cho chuyên môn.

Không chỉ vậy hầu như Bác sĩ nào khi mới ra trường mong muốn được vào viện đều phải trải qua thời gian thử thách làm việc không lương. Thậm chí vẫn còn ăn bám bố mẹ sau 6 năm học kéo dài, trong khi bạn bè có đứa đã sắm nhà lầu, xe hơi. Những lúc họp mặt bạn bè nói  đến lương, thu nhập lại tự thấy mặc cảm với chúng bạn xung quanh.

Bác sĩ trẻ Minh Vân từng theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Hầu như các bạn sinh viên theo nghề vì yêu và đam mê nghề nghiệp, bệnh nhân chứ chẳng mong có “miếng” gì. Cha mẹ dày công nuôi ăn học cũng chỉ mong cho con cái có công việc ổn định chứ không phải cố dựa vào nghề Y hay cái danh Bác sĩ để làm “giàu”, bởi làm giàu bằng nghề Y khó lắm. Trong khi lương Bác sĩ cào bằng dù có làm khối lượng công việc nhiều hay ít vẫn chỉ nhận đúng con số đó, nếu không tìm cách làm thêm bên ngoài thử hỏi có mấy nhân viên y tế sống được bằng nghề.

Bác sĩ đứng mổ chỉ đủ tiền ăn bát phở ngon

Nếu so với các bạn cùng lứa học các ngành Kinh tế, Bách khoa… đều có thu nhập lớn đỡ đần cho gia đình rất nhiều thì Bác sĩ vẫn cứ mãi chật vật. Một Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật giấu tên chia sẻ: Cứ nói Bác sĩ kiếm được tiền triệu từ các ca mổ nhưng đó là với người làm ở bệnh viện tư, còn Bác sĩ viện công đứng mổ suốt 5 tiếng đồng hồ chỉ đủ để ăn bát phở ngon ngon. Lăn lội với nghề chữa bệnh cứu người hơn 15 năm nhưng có đủ tiền mua mảnh đất cắm dùi,trở về nhà sau mỗi đêm trực là căn phòng trọ cũ kỹ quen thuộc.

Chị Ngọc Tuyết điều dưỡng viên bệnh viện tỉnh Nam Định theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết: Với những người trong nghề y dù công việc vất vả, tiền lương thấp hơn một chút nhưng chi phí ở quê cũng rẻ hơn so với thành phố nên bao năm trong nghề tôi vẫn cố trụ. Cố gắng đi học thêm để cải thiện chuyên môn của mình. Đôi khi thấy bạn bè khoe nhà cao cửa rộng đổi xe đời mới cũng có chút chạnh lòng nhưng vẫn tự an ủi mình chỉ cần yêu nghề thì mọi chuyện cũng vượt qua được, bởi không có nghề nào giống nghề nào.

Với những người thầy thuốc mang tiếng được trọng vọng vinh danh nhờ cái nghề cứu người nhưng vô cùng oái oăm khi chính mình không cứu được thân nhân gia đình bởi còn phải lo cứu bệnh nhân trong viện. Vậy nên đừng vội trách Bác sĩ khi bạn chỉ nhìn thấy bề nổi của câu chuyện cũng như đừng vội kết án oan một đời Bác sĩ.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Exit mobile version