Hàng năm, Việt Nam ghi nhận trên 22.000 trường hợp mắc ung thư phổi mới. Việc phát hiện bệnh muộn dẫn đến quá trình điều trị ung thư phổi gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê, ung thư phổi là bệnh gây tử vong hàng đầu ở nam giới và đứng thứ 3 ở nữ giới.
- Người bị ung thư phổi kiêng ăn gì theo tư vấn của bác sĩ?
- Làm sao để biết được ung thư phổi có mổ được không?
- Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi đúng cách để phục hồi nhanh nhất

Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là căn bệnh tác động trực tiếp đến phổi – cơ quan giữ vai trò hô hấp quan trọng trong cơ thể, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh về ung thư vì khó phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu dẫn đến điều trị bệnh khó khăn. Theo thống kê, số người chết vì ung thư phổi bằng tổng số người tử vong của 4 căn bệnh ung thư khác cộng lại là ung thư đại tràng, ung thư vú,ung thư buồng trứng…
90% nguyên nhân gây ung thư phổi bắt nguồn từ thuốc lá. Ngoài ra các tác nhân khác như tiếp xúc hóa chất, không khí ô nhiễm, hút thuốc thụ động…cũng ẩn chứa nguyên nhân gây ung thư phổi.
Phương pháp điều trị ung thư phổi
Tùy vào loại ung thư phổi, giai đoạn ung thư phổi và tình trạng sức khỏe bệnh nhân mà có những phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau. Nguyên tắc chung với tất cả trường hợp ung thư phổi là: Càng phát hiện bệnh sớm, tỷ lệ điều trị bệnh thành công càng cao.
Có 5 phương pháp điều trị ung thư phổi bao gồm: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu và chiếu xạ sọ dự phòng (PCI).

Phẫu thuật
Phẫu thuật là cách điều trị ung thư phổi hiệu quả với những giai đoạn ung thư sớm, tế bào ung thư nhỏ hơn 3cm và chưa đi vào hạch.
Tùy vào từng tình trạng bệnh, có 3 cách phẫu thuật ung thư phổi bao gồm:
- Cắt bỏ phân đoạn.
- Cắt bỏ toàn bộ một phổi.
- Cắt thùy.
Nếu phẫu thuật và vật lý trị liệu hậu phẫu thành công, tỷ lệ bệnh khỏi hoàn toàn sau 5 năm sau phẫu thuật là 60 – 80%.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp dùng tia năng lượng cao để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Xạ trị thường kết hợp cùng hóa trị liệu để điều trị ung thư phổi đạt hiệu quả tối đa.
Xạ trị thường được thực hiện trước phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u hoặc sau khi phẫu thuật để giảm khả năng tái phát, tiêu diệt những tế bào ung thư còn lại.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị tác động lên toàn thân. Với những bệnh nhân đã ở giai đoạn cuối, hóa trị và biện pháp điều trị duy nhất khi phẫu thuật không còn phát huy tác dụng.
Trong quá trình hóa trị, bác sĩ sẽ dùng thuốc chống ung thư để diệt các tế bào ung thư bằng cách tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc uống. Hóa trị có thể thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật tùy vào tình trạng của bệnh nhân và sự chỉ định của bác sĩ.

Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu
Điều trị nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị ung thư phổi hướng tới các protein của tế bào bị tấn công bởi virus ung thư. Thường được áp dụng cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.
Đây là phương pháp mới, hứa hẹn mang lại niềm hi vọng mới cho người bệnh ung thư vì gây ra ít tác dụng phụ.
Chiếu xạ sọ dự phòng (PCI)
Chiếu xạ sọ dự phòng (PCI) được áp dụng chủ yếu với bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ. Đây là phương pháp điều trị ung thư mới, tiêu diệt tế bào ung thư bằng bức xạ. Có thể áp dụng cả với những tế bào ung thư đã lây sang não mà không nhìn được trên hình ảnh.
Trên đây là các phương pháp điều trị ung thư phổi ở Việt Nam hiện nay, ngoài điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh ung thư phổi còn cần được kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng và vật lý trị liệu để mang lại kết quả tối ưu nhất.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn