Bạn có biết vì sao con mình bị lẹo ở mắt?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Lẹo mắt còn được gọi là chắp mắt, đây là một dạng bệnh viêm nhiễm lành tính về mắt và hầu như trẻ nào cũng từng trải qua một lần. Nhưng mẹ và bé đừng quá lo lắng nếu biết được nguyên nhân gây bệnh và nắm rõ triệu chứng bệnh bạn sẽ điều trị lẹo mắt cho trẻ một cách dễ dàng.

 Lẹo mắt ở trẻ vốn là một khối phù nề đỏ, có nhân
Lẹo mắt ở trẻ vốn là một khối phù nề đỏ, có nhân

Nguyên nhân gây nên lẹo mắt ở trẻ

 Lẹo mắt ở trẻ vốn là một khối phù nề đỏ, có nhân vàng giống mụn nhọt hay nó là một khối sưng đỏ mọc ngay ở chân lông mi hay bờ mi mắt của trẻ. Trẻ bị lẹo mắt thông thường sau 3 – 4 ngày mọc lẹo mắt sẽ bưng mủ và vỡ. Bệnh này có thể tái phát nhiều lần và lan từ mắt này sang mắt khác và có thể làm cả mi mắt sưng gây ứ phù màng tiếp hợp.

Nguyên nhân của lẹo mắt là là do vi khuẩn cầu vàng có tên staphylococcus aureus gây nên. Loại vi khuẩn này tập trung nhiều ở mũi của trẻ, khi trẻ dùng tay dụi mũi rồi dụi lên mặt và mắt sẽ khiến vi khuẩn bám dính lên mi và gây bệnh.

Ngoài ra, nguyên nhân gây nên lẹo mắt ở tre đó là do viêm mi mắt, việc bạn dùng chung khăn mặt của người lớn khi có phấn trang điểm dính ở khăn cũng có thể gây nên lẹo mắt ở trẻ.

Triệu chứng của lẹo mắt

Lẹo mắt có 3 dạng gồm lẹo mắt bên trong và lẹo mắt bên ngoài và đa lẹo.

Lẹo mắt bên ngoài là một nốt đỏ mọc ở chân mi mắt có kích thước và độ rắn giống hạt đậu.

Ban đầu trẻ sẽ thấy ngứa mi mắt, bờ mi màu đỏ và trẻ sẽ cảm thấy cộm
Ban đầu trẻ sẽ thấy ngứa mi mắt, bờ mi màu đỏ và trẻ sẽ cảm thấy cộm

Lẹo mắt bên trong tức là chúng nằm bên trong mi, khi lật mi mắt ra chúng ta mới có thể thấy nốt đỏ giống như lẹo mắt bên ngoài, một số lẹo mắt ở bé co thể xuất hiện mủ trắng.

Đa lẹo mắt tức có nhiều đầu lẹo trên một mi hay 2 mi hoặc cả 2 bên mắt.

Triệu chứng của lẹo mắt trước khi lên chắp (tức có mủ) đó là:

Ban đầu trẻ sẽ thấy ngứa mi mắt, bờ mi màu đỏ và trẻ sẽ cảm thấy cộm. Khi sờ vào sẽ nhận thấy ngay cảm giác khác, ban đầu mụn lẹo mắt xuất hiện với đầu nhỏ, màu vàng, bên trong có mủ sau đ1o chuyển dần thành hạt và vỡ.

Lưu ý khi trẻ bị lẹo mắt

Khi bé bị lẹo mắt, các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên nặn hay dùng kim để làm vỡ bọc mụn này. Vì làm như vậy có thể khiến mắt bé để lại sẹo và gây đau đớn cho bé, thậm chí có thể làm nhiễm trùng. Cách xử lý đơn giản nhất khi bé bị lẹo mắt đó là bạn nên dùng khăn sạch nhúng nước ấm, vắt khô rồi đắp lên phần mắt bị lẹo của bé. Mỗi ngày bạn nên thực hiện phương pháp này khoảng 3 lần, mỗi lần 10 phút. Với phương pháp này sẽ iup1 cho lẹo dễ thoát lưu mủ và giảm đau đớn cho mắt bé.

Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới