Mưa lũ kéo dài gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và môi trường, từ đó phát sinh và lây lan bệnh tật. Đặc biệt là một số bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, tiêu chảy.
- Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn chọn sữa phù hợp với tình hình cơ thể
- Cách sơ cứu khi bị rắn cắn nhanh nhất và chuẩn nhất
- Đột phá y học: Sáng chế thành công thuốc điều trị viêm gan B mạn tính
Cẩn trọng với các bệnh nguy hiểm thường gặp mùa mưa lũ
Do điều kiện vệ sinh kém nên những ngày mưa lũ rất dễ “sản sinh” các mầm mống gây bệnh từ đó đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe mỗi người. Dưới đây là một số bệnh nguy hiểm thường gặp mùa mưa lũ mà trang tin y học hàng đầu đã tổng hợp.
Sốt xuất huyết
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, vào thời điểm mưa lũ nước tù đọng lâu ngày gây ô nhiễm nghiêm trọng – đây cũng chính là môi trường lý tưởng để muỗi sinh sôi và nảy nở, từ đó phát sinh bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, sốt xuất huyết có khả năng lây lan rất mạnh trong cộng đồng, thậm chí chỉ sau một thời gian ngắn đã bùng phát thành dịch.
Các bác sĩ cũng cảnh báo rằng, khi thời tiết mưa ẩm ướt kéo dài nên mặc quần áo dài tay hoặc mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt. Bên cạnh đó, khi gặp một số triệu chứng như: mệt mỏi, sốt cao, xuất huyết (chảy máu chân răng, nổi nốt đỏ trên da, đi ngoài ra máu) thì nên uống thuốc giảm đau hạ sốt với thành phần paracetamol và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, theo dõi lượng tiểu cầu trong máu.
Tiêu chảy
Sau mùa mưa lũ số ca mắc bệnh tiêu chảy lại tăng cao
Vào mùa mưa lũ khi điều kiện vệ sinh kém, vi khuẩn tả và Rotavirus có khả năng lây lan và phát triển nhanh chóng từ đó gây nên bệnh tiêu chảy. Nhiều số liệu thống kê cũng cho thấy, cứ vào mùa mưa lỹ và sau khi nước rút số ca mắc bệnh tiêu chảy luôn cao đột biến so với các thời điểm khác trong năm.
Bên cạnh đó, các bệnh nhân mắc bệnh tiêu chảy trong thời điểm này cũng thường lâu khỏi, bệnh dai dẳng kéo dài do nguồn nước sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh thậm chí rất dễ bùng phát thành dịch. Chuyên trang Thầy thuốc tư vấn cũng khuyên rằng, các bệnh nhân khi bị tiêu chảy cần bổ sung ngay các chất điện giải giải (oresol) đồng thời sử dụng các thực phẩm dễ tiêu và vệ sinh sạch sẽ nhất là nguồn nước để ngăn chặn tối đa nguy cơ lây lan bệnh.
Đau mắt đỏ
Mưa lớn kéo dài dẫn đến ngập úng, độ ẩm xuống thấp chính là nguyên nhân khiến vi khuẩn và virus phát triển mạnh. Thêm vào đó, nguồn nước bị nhiễm khuẩn làm nguy cơ người lớn và trẻ em mắc bệnh đau mắt đỏ càng tăng cao. Trong trường hợp bị nhiễm bệnh, bạn nên rửa mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý, các thành viên trong gia đình cũng nên dùng riêng khăn, chậu rửa mặt và tránh tiếp xúc với dịch tiết ở mắt vì đó là nguồn gốc lây bệnh. Với những trường hợp bệnh tình diễn tiến nặng hơn cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị kịp thời.
Viêm da
Viêm da là căn bệnh dễ gặp trong mùa mưa lũ
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh ngoài da như: nấm, tay-chân-miệng,..là do nguồn nước bị ô nhiễm. Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, khi gặp mưa, giày dép ẩm ướt, tất bẩn và ẩm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây nấm xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây nên các bệnh ngoài da, đặc biệt là nấm chân. Trong trường hợp bị nhiễm bệnh cần đến ngay các bệnh viện da liễu để được thăm khám và có các phương thức chữa trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan và phát triển nặng hơn.
Viêm đường hô hấp
Vào thời điểm mưa lũ kéo dài, các bệnh về đường hô hấp dễ xuất hiện, đặc biệt là ở người cao tuổi và trẻ nhỏ. Có thể kể đến một số bệnh thường gặp như: cúm, viêm họng, cảm lạnh,…. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan và xem thường bởi nếu không được điều trị dứt điểm và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt có thể biến chứng sang viêm phổi, viêm tiểu phế quản, phế quản và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dọn dẹp vệ sinh môi trường và đảm bảo nguồn nước sạch là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đây là biện pháp hàng đầu giúp bạn ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong mùa mưa lũ.
Hiền Thân – ytevietnam.edu.vn