Vitamin có nhiều nhóm khác nhau như Vitamin A, B1, B11, B12, C, D, E, K… là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên chúng ta vẫn thường mắc một số sai lầm làm giảm khả năng hấp thụ vitamin của cơ thể.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
Những nguyên nhân kiến cơ thể khó hấp thụ Vitamin
Có những thủ phạm “đánh cắp” vitamin dinh dưỡng của cơ thể con người mà chúng ta không hề hay biết. “Thủ phạm” tiềm ẩn làm hao hụt lượng vitamin trong cơ thể bạn có thể là một trong những nguyên nhân sau:
Bia, rượu lấy đi vitamin B
Để thực hiện trao đổi chất trong cơ thể, chất cồn nhất định phải có một lượng vitamin B1 bổ trợ. Vì thế nếu chúng ta uống quá nhiều rượu bia, lượng vitamin B1 trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt, nếu không kịp thời bổ sung vitamin B1, lượng chất cồn dư thừa sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng của gan và các hệ thần kinh. Nếu thiếu hụt dài dài, điều này sẽ tác hại đến tim, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, chúng ta nên hạn chế uống rượu bia, không nên quá làm dụng các chất kích thích chứa cồn. Hơn nữa, sau khi uống rượu, bạn nên uống vitamin tổng hợp: vừa có thể bổ sung vitamin B1 cho cơ thể, vừa có thể bổ sung các vitamin cần thiết khác cho gan và hệ thần kinh.
Thuốc lá lấy đi vitamin C
Trong khói thuốc có rất nhiều thành phần độc hại và làm giảm lượng vitamin C trong cơ thể bạn. Nếu bạn là người phải thường xuyên hút thuốc hoặc gián tiếp ngửi khói thuốc, lượng vitamin C của bạn sẽ càng tiêu hao nhiều hơn.
Ngoài ra thuốc lá cũng vô cùng độc hại, tốt nhất bạn không nên hút thuốc lá. Hoặc nếu có sử dụng thuốc lá bạn nên kết hợp ăn nhiều cà chua, cam, quýt… và các thực phẩm có hàm lượng vitamin C phong phú.
Máy vi tính và Tivi làm tiêu hao vitamin A
Ngồi trước máy tính hay xem Tivi trong 3 tiếng liên tục sẽ làm giảm vitamin A của tế bào thần kinh thị giác, vì cảm quan võng mạc phải đối diện trực tiếp với màn hình của máy vi tính và Tivi.
Vì vậy, nếu công việc của bạn thường xuyên gắn liền với máy vi tính thì bạn cần để ý và bổ sung vitamin A nhiều hơn bằng những thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, cần tây, bí đỏ và những loại thực phẩm khác làm từ sữa.
Nhiệt độ môi trường quá cao hoặc quá thấp
Vitamin tham gia vào qúa trình điều tiết nhiệt độ cơ thể, vì vậy ở nơi nhiệt độ không thuận lợi quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến lượng vitamin trong cơ thể bị sụt giảm nhanh. Mặt khác, khi ở môi trường có nhiệt độ cao, nhiều loại vitamin sẽ đi cùng với mồ hôi của bạn ra khỏi cơ thể.
Vận động quá sức
Trong khi bạn phải vận động với cường độ cao, cơ thể cần nhiều năng lượng, tốc độ thay thế tế bào tăng nhanh và làm tiêu hao nhiều vitamin của cơ thể.
Ăn uống không hợp lý
Với cà rốt sau khi được nấu chín bằng dầu thực vật sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn khi bạn dùng sống.
Vitamin C rất dễ bị oxy hóa trong không khí nên thời gian bảo quản rau quả càng lâu thì sinh tố C trong rau quả càng hao tổn đi bấy nhiêu. Vitamin C có khả năng hòa tan trong nước nên khi rửa rau vitamin C rất dễ bị mất đi.
Nhiệt độ chế biến thực phẩm cao hoặc thời gian chế biến kéo dài như hầm, chưng cất… cũng làm giảm đi một lượng lớn vitamin C trong rau quả
Sử dụng thuốc
Khi bạn sử dụng thuốc tránh thai sẽ gây trở ngại cho việc hấp thụ vitamin C, B6, B11, B12 của cơ thể bạn.
Lượng vitamin C cũng bị tiêu hao nhiều hơn bình thường gấp 3-4 lần khi bạn dùng thuốc Aspirin.
Sử dụng thuốc kháng sinh liên tục, trong thời gian dài làm tiêu hao vitamin nhóm B, K và ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày. Vì vậy, trong thời gian dùng thuốc kháng sinh, mỗi ngày bạn nên uống một cốc sữa chua. Bởi vì trong sữa chua có chứa nhiều chất có lợi cho đường tiêu hóa. Dùng sữa chua không những giảm bớt tác dụng phụ của thuốc cảm cũng làm giảm đi lượng vitamin A trong máu…nhiên theo mong muốn.
Vitamin là những hợp chất cơ thể không tự tổng hợp được, phần lớn phải bổ sung bằng đường ăn uống. Vì vậy chúng ta cần trang bị kiến thức để tránh xa các loại thực phẩm gây hại cho quá trình hấp thụ vitamin nhé!
Nguồn ytevietnam.edu.vn