Các loại cây thuốc Nam quý có tên trong sách đỏ Việt Nam

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (6 đánh giá, trung bình: 3,83 trong tổng số 5)
Loading...

Nước ta có nguồn thuốc nam phong phú, tuy nhiên theo thời gian và quá trình khai thác không có quy hoạch dẫn đến mất đi nhiều giống gen thuốc nam quý hiếm. Những cây thuốc này vừa có những thành phần thảo dược chữa bệnh tốt, lại có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu được quy hoạch phát triển đúng đắn.

Các loại cây thuốc Nam quý có tên trong sách đỏ Việt Nam

Các loại cây thuốc Nam quý có tên trong sách đỏ Việt Nam

Một số cây thảo quý có tên trong sách đỏ Việt Nam

Ngũ gia bì hay còn gọi là cây chân chim, sâm nam có thể cao từ 2 -8 m, cành nhỏ, vỏ cây có màu xám, cuống lá dài hình trứng đầu nhọn hơi tù, quả hình cầu có màu tím sẫm khi chín. Loại cây này thường mọc ở các tỉnh như Hòa Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Bắc Giang hay Bắc Ninh.

Cây này có thể dùng vỏ, rễ thái nhỏ, phơi khô để tđặc trị các bệnh ngoài da hay cảm sốt, đau nhức xương khớp, thấp khớp, hoặc thiếu máu. Tuy nhiên, hiện nay trong tự nhiên còn rất ít cây Ngũ gia bì, nên nó đang đưa vào dạng cần bảo tồn gen giống của Bộ Y Tế cũng như trong sách đỏ Việt Nam

Vàng đắng: Trong danh sách các cây dược liệu quý có nguy cơ xóa xổ, có thể tính đến Vàng đắng. Một loại cây dây leo có thân rộng từ 5 – 7 cm, vỏ thân nứt nẻ màu xám, quả có lông màu bạc, lá mọc so le, thường ra hoa vào tháng 12 – 3 hàng năm. Rễ và thân cây này được dùng để tiêu viêm, bổ đắng có thể dùng để trị rắn cắn, mụn nhọt và thành phần Berberin trong cây vàng đắng còn có thể hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh mạch vành và cải thiện chức năng tim mạch.

Ba kích: là cây thuốc nam có vị cay, tính ấm có tác dụng bổ thận tráng dương, cường kiện thân thể và giúp áp chế phong thấp. Ba kích có tác dụng rất rõ rệt với người già và các bệnh nhân bị suy nhược cơ thể. Hiện nay, ba kích đã được nhiều vùng trên cả nước như Bắc Ning, Cao Bằng, Sơn La, Lâm Đồng trồng bán thương mại mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều người dân.

Kim tuyến hay còn gọi là Lan gấm hay lan kim cương. Trong Y học cổ truyền, kim tuyến có thể giúp lưu thông khí huyết, kháng khuẩn tốt và được dùng để tăng cường sức khỏe, chữa các bệnh viêm gan hay viêm phế quản và quy nhược thần kinh. Đồng thời cây này còn có khả năng chữa yếu sinh lý.

Có thời điểm giá cây dược liệu này được đẩy lên giá cả 100 triệu/kg vì những tác dụng này của Kim tuyến. Vì vậy, cây trồng này bị bà con khai thác ồ ạt dẫn đến gần như mất  đi nguồn gen ngoài tự nhiên.

Hoàng liên chân gà có thể chữa các bệnh như tiêu chảy, kết lỵ, bệnh trĩ, viêm gan, viêm túi mật  . . . Đây là một loại thảo dược sống lâu năm, thân cây mọc thẳng, không phân nhánh, lá mảnh dài. Song  càng những cây lâu năm thì dược tính của nó càng lớn.

Bình vôi thường được sử dụng là phần thân củ với thành phần dược liệu chính là alcaloid có tác dụng an thần, giảm đai, thanh nhiệt, giải độc, trị nhức đầu, ho có đờm, hen suyễn, mất ngủ. Và được chiết xuất để sản xuất tân dược.

Sâm vũ điệp có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả
Sâm vũ điệp có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả

Sâm vũ điệp hay còn gọi là tam thất hoang, tam thất lá xẻ, loại cây này có củ dài, nhiều đốt, có nhiều vết sẹo do rụng thân hàng năm .Loại cây này thường mọc tại  những tỉnh có khí hậu lạnh như Lào Cai, Hà Giang. Sâm vũ điệp có thể điều trị các chứng bệnh như tiêm viêm, giảm đau, các chứng bệnh liên qua đến kinh nguyệt và tráng dương.

Đây là những cây dược liệu quý hiếm và có tên trong sách đỏ Việt Nam do sự khan hiếm và có nguy cơ xóa sổ của các cây dược liệu này.

Tại sao phải đưa các loại cây nào vào sách đỏ Việt Nam?

Những loại cây thảo dược kể trên đều là những cây dược liệu quý có nhiều tác dụng chữa bệnh và chiết xuất để sản xuất thuốc tân dược có tác dụng to lớn trong điều trị nhiều bệnh nguy hiểm ở người.

Hiện nay, những cây dược liệu này do được khai thác ồ ạt mà không chú ý đến vấn đề tái sinh của cây, dẫn đến cây dược liệu quý có nguy cơ bị xóa sổ, mất đi nguồn gen. Bởi vậy, việc bảo tồn nguồn gen và ghi trong sách đỏ giúp công việc này thực hiện tốt hơn.

Nhiều loại cây đã được Bộ Y tế quy hoạch phát triển cho đến năm 2020, đã giúp nhiều giống cây này được bảo tồn và phát huy, đồng thời tạo điều kiện cho nhiều bà con sinh sống tại các vùng này có điều kiện phát triển kinh tế dựa trên cây dược liệu.

Bảo vệ được nguồn gen các loại cây thuốc nam quý này thì Y học cổ truyền dân tộc mới có thể lưu truyền và phát huy ở các thế hệ sau.

Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới