Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ độ tuổi dưới 5 tuổi. Tuy không phải là bệnh mạn tính nguy hiểm nhưng chân tay miệng vẫn có thể để lại các biến chứng nguy hiểm nếu cha mẹ không biết cách phòng ngừa, điều trị và chăm sóc trẻ kịp thời.
- Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ không thể thờ ơ !
- Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà không cần dùng thuốc
- Hướng dẫn rửa tay đúng cách để phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền cao và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Có hai nhóm bệnh tay chân miệng ở trẻ em chính là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie virus A16. Khi bị tay chân miệng, trẻ thường có biểu hiện chính là vùng da tại miệng, bàn tay, bàn chân bị tổn thương dạng bóng nước. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tay chân miệng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí gây tử vong nếu trẻ không được điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng lây truyền như thế nào?
Tay chân miệng là bệnh về đường tiêu hóa có thể lây truyền nhanh chóng qua đường nước bọt, mụn nước, dịch mũi miệng và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Độ tuổi thường gặp nhất của bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi. Thời điểm cha mẹ cần đề phòng bệnh tay chân miệng dễ xảy ra nhất là từ tháng 3 -5 và tháng 9 – 12 hàng năm. Các tỉnh khu vực phía Nam có tỷ lệ bùng phát dịch bệnh cao hơn các tỉnh phía Bắc.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh tay chân miệng có thể hình thành từ virus EV71 lây truyền qua đường tiêu hóa, đi vào đường ruột và xâm nhập vào các cơ quan thần kinh trung ương qua hệ bạch huyết.
Con đường lây truyền nhanh nhất từ trẻ này sang trẻ khác là việc tiếp xúc thường xuyên với nhau, chơi chung đồ chơi hoặc trẻ ăn phải thực phẩm có chứa virus gây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
Cha mẹ có thể nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em qua các triệu chứng như sốt nhẹ, đau dát cổ họng, chảy nước miếng, đau miệng.
Sau từ 3 -4 ngày, trên cơ địa của trẻ bắt đầu các vết lở miệng, mụn nước tại vùng niêm mạc miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối…Thông thường các triệu chứng của bệnh tay chân miệng sẽ tự hết sau khoảng 7 – 10 ngày, do đó cha mẹ không cần quá lo lắng về bệnh, tuy nhiên nếu phát hiện trẻ có các triệu chứng bất thường như sốt cao, run chi, co giật, mạch nhanh, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ điều trị bệnh kịp thời.
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?
- Khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ học và cách ly với anh/chị em trong gia đình để ngăn ngừa bệnh lây lan.
- Giữ gìn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng thường xuyên., vệ sinh răng lưỡi hàng ngày.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng thực đơn các món mềm, mịn. Bổ sung thêm hoa quả và vitamin.
- Tiệt trùng đồ chơi, quần áo, vật dụng sinh hoạt hàng ngày cho trẻ để tiêu diệt mọi mầm mống virus gây bệnh.
- Làm thế nào để phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả?
- Để phòng bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên tuân thủ theo các nguyên tắc phòng bệnh dưới đây:
- Không tiếp xúc với trẻ bị bệnh. Khử khuẩn các vật dụng thường ngày.
- Vệ sinh cơ thể, rửa tay đúng cách bằng xà phòng thường xuyên.
- Giữ gìn đồ chơi, sàn nhà, đồ dùng sạch sẽ, khử trùng thường xuyên bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc luộc với nước nóng.
- Khử trùng cả quần áo cho trẻ.
- Mang khẩu trang tại những nơi đông người và khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh.
Bệnh tay chân miệng có thể diễn biến từ bệnh lành tính sang nguy hiểm nếu cha mẹ không nắm vững những kiến thức cần biết. Do đó, mỗi bậc phụ huynh hãy là cha mẹ thông thái để bảo vệ sức khỏe cho em bé của mình.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn