Bác sĩ lưu ý những điều cần biết trước và sau khi hiến máu

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiến máu là một quy trình an toàn và đơn giản, vậy những người như thế nào đủ điều kiện hiến máu, trước và sau khi hiến máu cần lưu ý gì?

Bác sĩ lưu ý những điều cần biết trước và khi hiến máu

Bác sĩ lưu ý những điều cần biết trước và khi hiến máu

Những người như thế nào đủ điều kiện hiến máu?

Theo các thầy thuốc tư vấn cho biết, những người đảm bảo các điều kiện như sau là có thể hiến máu:

  • Nữ 18-55 tuổi, nam 18-60 tuổi.
  • Có sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Cân nặng từ 45 kg trở lên.

Hiến máu là một trong những nghĩa cử cao đẹp, một người có thể cứu được 3 người với lượng máu đã hiến. Khi hiến máu bạn sẽ được kiểm tra mạch, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và huyết sắc tố miễn phí.

Trước khi hiến máu cần lưu ý gì?

Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trước khi hiến máu bạn cần lưu ý những điều sau:

– Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và tuyệt đối tránh đồ uống có cồn.

– Duy trì lượng sắt ổn định bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá, sữa, đậu, rau chân vịt và nho; không ăn món nhiều chất béo hoặc đồ ăn nhanh vì sẽ làm ảnh hưởng chất lượng máu.

– Lưu ý người hiến máu không sử dụng aspirin trong vòng 2 ngày trước khi hiến máu.

Trong khi hiến máu cần lưu ý gì?

Khi đi hiến máu, bạn nên mặc áo xắn tay để thuận tiện cho việc lấy máy, nếu bạn muốn được lấy máu ở một vị trí hoặc một bên tay nhất định thì hãy nói cho cán bộ y tế biết.

Hiến máu là nghĩa cử giàu tính nhân văn

Hiến máu là nghĩa cử giàu tính nhân văn

Sau khi hiến máu cần lưu ý những gì?

Theo lời khuyên của các bác sĩ tư vấn, sau khi hiến máu bạn cần lưu ý những điều sau:

Nên uống bổ sung nước cho cơ thể và không uống đồ uống có cồn trong 24 tiếng tiếp theo.

Bỏ băng gạc trên tay trong vòng một tiếng sau khi hiến máu, để tránh bị phát ban thì nên làm sạch vùng da được quấn băng bằng xà phòng và nước sạch.

Sau khi hiến máu bạn không nên bê vác đồ nặng hoặc tập thể thao vào phần thời gian còn lại trong ngày.

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, hãy dừng lại mọi công việc đang làm và ngồi xuống hoặc nằm xuống cho đến khi cảm thấy khá hơn. Hạn chế hoạt động để tránh bị ngất xỉu.

Nếu vết kim tiêm bị chảy máu, bạn hãy giữ chặt và nâng cánh tay lên trong khoảng 5-10 phút hoặc đến khi máu ngừng chảy.

Lời khuyên của các bác sĩ tư vấn, bạn nên lưu ý mỗi lần truyền máu phải cách nhau 3 – 4 tháng để cơ thể kịp tái tạo lại lượng hồng cầu đã mất.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới