Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì để điều trị bệnh hiệu quả?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì? Trẻ bị tay chân miệng có tắm được không?…là những điều mà phụ huynh có trẻ bị tay chân miệng quan tâm. Những thắc mắc đó sẽ được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp trong bài viết sau đây!

Trẻ bị tay chân miệng
Trẻ bị tay chân miệng

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là bệnh ngoại khoa thường gặp. Do tính chất lây truyền nhanh chóng nên cha mẹ cần lưu ý chế độ kiêng kỵ cho trẻ để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tối đa cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây truyền bệnh cho những trẻ xung quanh.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

  • Kiêng dùng chung đồ ăn, đồ chơi, vật dụng sinh hoạt hàng ngày với các trẻ khác để hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh.
  • Kiêng để tay chân, cơ thể bị bẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cha mẹ nên nhớ rằng, xà phòng chính là “thuốc đặc trị” bệnh tay chân miệng ở trẻ hữu hiệu nhất.
  • Kiêng sử dụng các phương pháp truyền miệng theo quan niệm dân gian để điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ như không  tắm, không tiếp xúc với gió…dẫn đến việc ủ trẻ quá kỹ, càng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Kiêng đi học! Trong thời gian trẻ bị bệnh (từ 5 – 10 ngày), cha mẹ nên cách ly cho trẻ điều trị bệnh ở nhà để tránh bùng phát bệnh tại trường học.
Trẻ bị tay chân miệng cần "kiêng"chơi đồ chơi chung
Trẻ bị tay chân miệng cần “kiêng”chơi đồ chơi chung

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Khi bị chân tay miệng, các vết loét trong niêm mạc miệng sẽ khiến trẻ đau đớn khi ăn, do đó trẻ thường mệt mỏi, biếng ăn và quấy khóc. Để chăm sóc trẻ hiệu quả, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ như sau:

  • Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng để trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa, tránh thức ăn nóng và quá cứng.
  • Không ép trẻ ăn nhiều. Thay vào đó, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn cho trẻ ( cách 2 – 3h một bữa).
  • Bổ sung đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng và hoa quả, trái cây cho trẻ để tăng cường sức đề kháng, vitamin và các yếu tố vi lượng cho trẻ.
  • Trong trường hợp trẻ quấy khóc không ăn, mẹ có thể bù cho trẻ bằng sữa, bánh flan, sinh tố hoặc nước ép trái cây.
  • Dùng thìa, muỗng nhỏ, tránh có cạnh sắt để cho trẻ ăn nhằm hạn chế sự động chạm vào các vết loét tại lưỡi, môi và trong miệng trẻ.
  • Sau khi khỏi bệnh, trẻ sẽ có nhu cầu ăn lại để bù, do đó mẹ nên lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng để lấy lại thể trạng cho trẻ.
Nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn những thức ăn mềm, lỏng
Nên cho trẻ bị tay chân miệng ăn những thức ăn mềm, lỏng

Trẻ bị chân tay miệng có được tắm không ?

Nhiều cha mẹ không biết trẻ bị chân tay miệng có được tắm không?, do đó cho trẻ thực hiện chế độ kiêng tắm, kiêng gió theo quan niệm dân gian. Tuy nhiên, các bác sĩ đã khẳng định đây là một quan niệm sai lầm, việc không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ có thể khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh hơn gây thêm nhiều biến chứng khác.

Để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cho trẻ, mẹ cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày cho trẻ tại nơi kín gió bằng xà phòng sát khuẩn.

Không kiêng nước, ngược lại, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tự rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để loại bớt sự bám dính của vi khuẩn trên bàn tay của trẻ.

Chân tay miệng ở trẻ em là bệnh lành tính có thể tự khỏi sau 5 – 10 ngày. Do đó để chăm sóc trẻ hiệu quả, cha mẹ cần tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm: kiêng tắm, kiêng gió, châm chích mụn nước mau vỡ. Đây chính là 3 con đường nhanh nhất dẫn đến hiện tượng bội nhiễm vi khuẩn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.

Những thông tin trên hi vọng sẽ giúp cha mẹ biết được bệnh chân tay miệng ở trẻ em cần kiêng gì, qua đó có cách chăm sóc và điều trị cho trẻ nhanh chóng, hiệu quả, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới