Cột sống bị gù hoặc vẹo xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Do vậy cách điều trị và các phương pháp phòng tránh bệnh được nhiều người quan tâm.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
Các biện pháp hạn chế hiện tượng gù cột sống
Gù cột sống là gì?
Gù cột sống là hiện tượng một phần cột sống cong về phía trước của lưng. Cột sống hơi cong là chuyện bình thường, nhưng “gù cột sống” dùng để chỉ lưng bị cong quá mức (cong hơn 45 độ được coi là nghiêm trọng).
Triệu chứng thường gặp và hệ lụy của việc gù cột sống
Bệnh nhân đứng khom về phía trước, nhìn thường rõ nhất từ bên hông giống như bệnh nhân cúi gập người về phía trước.
Bệnh nhân dễ bị đau lưng từ nhẹ đến nặng, giảm chiều cao
Khó đứng thẳng, càng khó khăn hơn lúc cuối ngày, hay bị mỏi lưng, mệt mỏi nếu cố gắng đứng thẳng
Nguyên nhân gây ra gù cột sống
Mắc bệnh loãng xương: Là hiện tượng rối loạn làm xương mỏng và yếu dẫn đến đốt sống bị đè nén. Loãng xương hay gặp ở người lớn tuổi, phụ nữ mãn kinh và người dùng corticosteroid liều cao trong thời gian dài.
Thoái hóa đĩa đệm: Đĩa đệm mềm và hình tròn là lớp đệm giữa các đốt xương sống, khi đĩa đệm bị khô và co lại các đốt xương sương xếp sát lại với nhau gây hiện tượng bị cong veo.
Bệnh Scheuermann: thường bắt đầu trong thời gian phát triển mạnh xảy ra trước tuổi dậy thì, phổ biến ở bé trai nhiều hơn bé gái.
Mắc các dị tật bẩm sinh: trong quá trình mang thai nếu cột sống của bé không phát triển đúng cách trong tử cung, xương cột sống không được hình thành đúng gây ra gù cột sống.
Mắc bệnh ung thư và các trị liệu ung thư: Ung thư và các hóa trị liệu có thể làm suy yếu đốt sống và làm cho nó dễ gãy, cong vẹo do đè nén.
Điều trị cong gù cột sống như thế nào?
Trước khi điều trị, bệnh nhân sẽ được khám và tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua một số phương pháp như: kiểm tra chiều cao của bệnh nhân và có thể yêu cầu bệnh nhân cúi về phía trước để quan sát cột sống từ phía bên hông hoặc thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh (X-quang, Chụp CT scan, Chụp cộng hưởng từ ). Kiểm tra dấu hiệu thần kinh ( chân tay bị tê bì hay yếu cơ, kiểm tra các xung thần kinh dẫn truyền giữa tủy sống và tứ chi của bệnh nhân). Sau khi chẩn đoán bệnh nhân có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
Dùng thuốc giảm đau: Các thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen nếu không có tác dụng sẽ cần các thuốc giảm đau mạnh hơn cần kê đơn.
Thuốc loãng xương: thuốc có tác dụng ngăn ngừa rạn nứt xương cột sống là nguyên nhân làm tình trạng gù cột sống nặng hơn.
Sử dụng các bài tập thể dục: Bài tập thể dục kéo giãn có thể cải thiện tính linh hoạt của cột sống và giảm đau lưng.
Đeo khung và các thiết bị hỗ trợ: đeo khung chằng cơ thể để định hình lại cột sống.
Duy trì lối sống lành mạnh và mật độ xương: ăn uống giàu canxi và vitamin D. Xét nghiệm đo mật độ xương, đặc biệt là nếu có lịch sử gia đình mắc bệnh loãng xương và phụ nữ tiền mãn kinh.
Phẫu thuật: Nếu độ cong cột sống rất nghiêm trọng gây co kéo tuỷ sống hoặc rễ thần kinh, bệnh nhân có thể được đề nghị phẫu thuật để giảm độ cong.
Những thói quen tốt giúp hạn chế hiện tượng gù cột sống:
Tránh tư thế buông thõng vai, đi thẳng.
Ngồi đúng tư thế , ngồi thẳng đảm bảo phần lưng được hỗ trợ nhất là trẻ em khi ngồi học bài không nên nằm gục xuồng bàn, cằm không được chống xuống bàn.
Học sinh hạn chế đeo cặp sách nặng , lệch vai vì có thể gây co kéo cơ lưng và cac dây chằng, các cặp sách tốt nhất được thiết kế kiểu ba lô, cân bằng hai vai.
Tập thể dục thường xuyên giúp lưng khoẻ và linh hoạt: các hoạt động phù hợp như bơi lội, chạy bộ, đi bộ, yoga và các bài tập phối hợp là lý tưởng cho việc giúp ngăn chặn các vấn đề cho lưng.
Với phụ nữ tiền mãn kinh và người già cần phòng tránh loãng xương bằng các thực phẩm giàu canxi, photphat và vitamin D ( sữa, trứng, hải sản, thực phẩm chức năng).
Nguồn ytevietnam.edu.vn