Tình trạng nước lũ ô nhiễm tại nhiều địa phương đang khiến bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ bùng phát thành dịch và lây lan nhanh chóng nếu người dân không biết cách vệ sinh phòng bệnh.
- Hướng dẫn người dân vùng lũ cách chữa nước ăn chân hiệu quả
- Cẩn trọng với các bệnh nguy hiểm thường gặp mùa mưa lũ
- Nấm thức thần: Thú vui chết người của giới trẻ hiện nay
Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch đau mắt đỏ ở vùng lũ lụt
Nguy cơ bùng phát dịch đau mắt đỏ tại nhiều địa phương vùng lũ
Theo ghi nhận từ trang tin y học, một số địa phương tại khu vực miền Bắc đang phải đối mặt với tình trạng mưa lũ khẩn cấp, đặc biệt là khu vực huyện Chương Mỹ – Hà Nội. Nhiều ngày qua, người dân ở đây đang phải “sống chung với lũ”, thiệt hại về người và tài sản là vô cùng nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng đã cảnh báo về nguy cơ bùng phát các dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đau mắt đỏ có thể dễ lây lan thành dịch do sự hình thành của nhiều vi sinh vật, chất thải và ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.
Nguy cơ bùng phát dịch đau mắt đỏ tại nhiều địa phương vùng lũ
Trong đợt kiểm tra sức khỏe cho người dân vừa qua tại các vùng bị ngập lụt của huyện Chương Mỹ đã có tới 40 ca mắc bệnh đau mắt đỏ. Chính quyền và người dân ở đây đang cực kì lo ngại có thể dịch bệnh sẽ bùng phát và lây lan nhanh chóng trong thời gian sắp tới. Theo một số Bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Trung ương, đau mắt đỏ hay viêm kết mạc dễ dàng gây thành dịch do tốc độ lây lan nhanh và trên diện rộng. Một trong những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu là nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Thêm vào đó, vi rút gây bệnh có thể tồn tại trên các bề mặt dụng cụ gia đình và cả dụng cụ y tế tới… 35 ngày. Con đường lây bệnh nhanh nhất là qua tiếp xúc trực tiếp với gỉ mắt của bệnh nhân qua bàn tay hoặc các vật dụng trung gian như chậu rửa, khăn mặt, cốc chén, chăn gối,… chưa được vệ sinh sạch sẽ. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây qua nước bọt, hơi thở người mang mầm bệnh thông qua nói chuyện quá gần, hắt hơi, ho,…
Người dân vùng lũ cần làm gì để không bị đau mắt đỏ?
Thông thường, khi bị đau mắt đỏ người bệnh sẽ có một số biểu hiện nhiễm virus như: ho, sốt nhẹ, đau họng, nổi hạch. Sau đó là các triệu chứng khó chịu tại mắt như: Đỏ mắt, cộm rát, nhiều gỉ,… Bình thường bệnh tình sẽ giảm dần và hết sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng bị biến chứng viêm giác mạc sẽ có biểu hiện chảy nước mắt, nhìn mờ và chói mắt khi nhìn ra ánh sáng. Trong trường hợp này nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn tới loét giác mạc và thậm chí là mất thị lực lâu dài.
Tuyệt đối không dụi mắt
Phần lớn, bệnh đau mắt đỏ ở thể lành tính có thể khỏi nhanh và không để lại biến chứng, tuy nhiên, không vì thế mà được chủ quan. Đặc biệt, trong tình trạng mưa lũ kéo dài như hiện nay, người dân cần học cách phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh mắt, tay và thực hiện rửa mắt bằng nước muối hoặc nước mắt nhân tạo khi có người xung quanh bị đau mắt đỏ. Bên cạnh đó, các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khuyên những người dân trong vùng mưa lũ cần thực hiện một số biện pháp dưới đây để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch
- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý
- Trong trường hợp nguồn nước bị ô nhiễm người dân cần sử dụng kháng sinh tra mắt để chống nhiễm khuẩn như dung dịch Cloroxit 0,4%
- Sử dụng các chất sát khuẩn hoặc xà phòng để sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân
- Tuyệt đối không dụi mắt, mũi, miệng và không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt
- Nên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ
Ngoài ra, trong những ngày dịch bệnh bùng phát không nên đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc gần với người mắc bệnh, đặc biệt những bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể dùng kháng sinh và các thuốc có steroides nhưng phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về mắt tư vấn cách sử dụng cũng như liều lượng sao cho phù hợp nhất.
Hiền Thân – ytevietnam.edu.vn