Học cách chấp nhận sống chung với tai biến y khoa?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Không chỉ riêng Việt Nam ngay cả các nước phát triển có nền y tế tiên tiến vẫn không tránh khỏi tai biến y khoa bởi có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự cố này.

Tai biến y khoa không trừ một ai

Theo thống kê của thế giới mỗi năm con số bệnh nhân gặp tai biến y khoa lên đến hàng triệu ca, chính các Bác sĩ hàng đầu của Mỹ cũng thừa nhận không thể lường trước các sự cố. Bởi mỗi con người là một cá thể riêng biệt, phức tạp, Bác sĩ không thể chẩn đoán hết mọi nguyên nhân. Ở Việt Nam sự cố y khoa kinh hoàng nhất chính vụ sốc phản vệ ở Hòa Bình khi 18 bệnh nhân đang chạy thận, từng người có các dấu hiệu sốc phản vệ và tự vong lần lượt.

Học cách chấp nhận sống chung với tai biến y khoa?

Còn rất nhiều bệnh viện cũng đã để xảy ra tai biến ỵ khoa ở trẻ sơ sinh như ở Đông Anh, Hà Nội do sự nhầm lẫn khi thực hiện y lệnh, bệnh viện nhiễm khuẩn…

Bác sĩ Nam Anh Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Lĩnh vực y tế luôn đòi hỏi có sự chính xác cao, trong khi đó người bệnh sẽ phải trải qua những quá trình thăm khám, chẩn đoán, xét nghiệm, các thủ thuật phẫu thuật mà không thể làm lại. Vì vậy khi thiết bi y tế, máy móc bị hóa chất xâm hại  không được kiểm tra kĩ càng sẽ khiến cho tỉ lệ tai biến y khoa tăng lên gấp đôi. Đồng thời thời gian cứu người có hạn đòi hỏi nhân viên  y tế phải làm việc với tốc độ cao, không có nhiều thời gian suy xét kĩ nên khó tránh khỏi các sự cố xảy ra. Hầu hết các đối tượng bệnh nhân ai cũng có thể là nạn nhân của tai biến y khoa không loại trừ một ai.

Điều dưỡng viên Ngọc Hân từng theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược ngoài giờ hành chính cho biết: Hiện nay môi trường y tế đang trở nên quá tải khi số lượng bệnh nhân quá lớn. Trong khi đó đội ngũ nhân viên y tế bị thiếu hụt, các ca kíp trực quá nhiều trái với sinh lí bình thường. Không chỉ vậy việc thay đổi ca trực,chuyển giao người bệnh cũng dẫn đến các sự cố y khoa khi nhân viên không bàn giao đầy đủ cho người trực sau, hoặc thiếu xót thông tin có thể gây nhầm lẫn khi khám chữa bệnh.

Tổ chức WHO cho biết mỗi năm có khoảng 230 triệu ca phẫu thuật nhưng và con số tai biến do phẫu thuật từ 3-16%. Tại các nước lớn như Úc, Mỹ có đến 50% tai biến y khoa có liên quan đến quá trình phẫu thuật.

Học cách sống chung với tai biến y khoa?

Mặc dù nhà nước ta chưa có con số thống kê cụ thể nhưng rõ ràng hàng năm số lượng ca bị tai biến y khoa vô cùng lớn. Không chỉ vậy chúng ta chỉ đổ lỗi cá nhân chứ chưa xem đến lỗi hệ thống, hoặc một số nhân viên y tế làm không đúng quy trình, lạm dụng thuốc hay vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Bác sĩ Tuấn Anh tham gia giảng dạy Trung cấp y chia sẻ thực trạng quản lý ở bệnh viện còn có nhiều vấn đề tồn tại.Các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai biến y khoa chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống quản lý còn nhiều lỗ hổng, quá trình giám sát, kiểm tra, báo cáo chưa thực sự rõ ràng.

Trong hoạt động quản lý bệnh viện ở nhiều nơi vẫn còn tồn tại suy nghĩ nguyên nhân của sự cố y khoa chủ yếu là do lỗi cá nhân, ít khi xem xét lỗi hệ thống. Ngoài ra, việc triển khai hoạt động phòng ngừa sự cố y khoa chưa được quan tâm đúng mức. Chúng ta chưa xây dựng hệ thống quản lý, sai sót, sự cố. Công tác tổng hợp, báo cáo, giám sát sai sót, sự cố chưa được chú trọng; thiếu xây dựng các quy trình kỹ thuật để đảm bảo an toàn đối với người bệnh; Thiếu hoạt động huấn luyện về an toàn đối với người bệnh cho nhân viên y tế. Bên cạnh đó việc trao đổi các thông tin giữa người quản lý,  nhân viên y tế với người bệnh còn gặp nhiều hạn chế.

Minh Huệ từng theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:  Các sự cố y khoa xảy ra thường do lỗi hệ thống có liên quan đến cả một dây chuyền, ekip chữa bệnh. Bởi vậy cần có các biện pháp phòng ngừa hạn chế tối đa các sự cố y khoa sao cho tính mạng bệnh nhân được đảm bảo tốt nhất.

Tai biến y khoa giống như một cơn lũ lớn khó khắc phục, dù áp dụng triệt để các giải pháp phòng tránh vẫn khó tránh khỏi những tổn thất lớn cho con người nên chúng ta cần học cách chấp nhận sống chung với tai biến trước khi đổ lỗi lên một cá nhân nào đó.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới