Nguyên nhân khiến con lười ăn mà bạn không ngờ?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Không ít cha mẹ lo lắng khi đã chú ý đến sức khỏe nhưng trẻ vẫn rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng và điều mà họ không ngờ rằng việc liên tục sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm khuẩn,…ché độ ăn không hợp lý dẫn đến thiếu vi chất.

Nguyên nhân khiến con bạn lười ăn mà bạn không ngờ  

Nguyên nhân khiến con bạn lười ăn mà bạn không ngờ

Trên các trạng mạng xã hội như faceboook hay diễn đàn mẹ và bé, Sức khỏe và làm đẹp…không khó để thấy những băn khoăn, lo lắng của các các mẹ khi không hiểu lý do gì mà dù đã cố gắng áp dụng những chế độ dinh dưỡng nhưng vẫn lười ăn dẫn đến thấp bé hơn các bạn cùng trang lứa.

Nguyên nhân trẻ lười ăn – Thiếu kẽm

Nguyên Phó Viện trưởng, Viện dinh dưỡng Quốc gia, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, chất lượng dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn mới là điều quan trọng nhất đối với sức khỏe của trẻ. Khi dinh dưỡng không phù hợp không chỉ khiến trẻ trở nên thấp còi mà còn thiếu sức đề kháng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là vào mùa hè. Trong những vi chất cần thiết cho cơ thể thì kẽm đóng vai trò quan trọng khi là nhân tố tham gia gần như vào tất cả enzim nên các chuyển hóa trong cơ thể. Hơn nữa đây là vi chất có nguy cơ thiếu hụt rất cao trong khẩu phần ăn của trẻ nên nếu các bậc cha mẹ không chú ý có thể khiến cơ thể trẻ thiếu đi vi chất quan trọng này.

Theo giảng viên đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: “trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng thấp còi có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó việc thiếu kẽm là một trong những nguyên nhân chính”. Sở dĩ có thể khẳng định như vậy do vi chất có liên quan đến cấu chức và chức năng của 300 loại enzyme, tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của nhiều cơ quan trong cơ thể, điều hòa gen cho việc hình thành các thành phần của xương. Do đó khi trẻ thiếu kẽm sẽ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, giảm sức đề kháng hay mắc bệnh nhiễm khuẩn.

Bổ sung kẽm giúp tránh trẻ phát triển

Bổ sung kẽm giúp tránh trẻ phát triển

Do đó, Điều dưỡng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Điều dưỡng Pasteur khuyên cha mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ bằng các thực phẩm giàu kẽm như: Tôm đồng, sò, lươn, lòng đỏ trứng, thịt bò, các hạt có dầu,…Việc bổ sung kẽm đầy đủ không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao mà còn nâng cao sức đề kháng giúp trẻ tránh những căn bệnh thương gặp.

Biểu hiện của thiếu kẽm cha mẹ nên biết

Trẻ thiếu kẽm ở mức độ nhẹ hoặc vừa

  • Chứng rối loạn tiêu hóa: trẻ giảm ăn hơn so với ngày thường, chán ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, táo bón nhẹ, chậm tiêu, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ.
  • Thiếu dinh dưỡng: suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng, chậm tăng trưởng chiều cao,…
  • Rối loạn tâm – thần kinh: trẻ khó ngủ, ngủ trằn trọc, khóc đêm, thức nhiều lần trong đêm, rối loạn cảm xúc, suy nhược thần kinh…Bệnh còn khiến trẻ chập chạp, hoạt động của não bị suy yếu, rối loạn vị giác và khứu giác,…
  • Tổn thương biểu mô: bạn có thể cảm nhận được trẻ đang bị khô da, viêm da vùng mặt trước hai chi dưới, bong da, nám da, dày sừng và nứt gót da hai bên, viêm lưỡi, vết thương lâu lành, viêm niêm mạc miệng, loạn dưỡng móng, dị ứng, viêm mé móng, tóc giòn dễ gãy, hói tóc.
  • Suy giảm khả năng miễn dịch: nhiễm trùng tái diễn ở đường hô hấp, viêm da, mụn bỏng, viêm đường tiêu hóa, viêm niêm mạc và mụn mủ.
  • Tổn thương mắt: sợ ánh sáng, , khô mắt, loét giác mạc, quáng gà, mất khả năng thích nghi với bóng tối, mù đêm.
  • Da ngứa ngáy: vết thương khó lành và “hạt gạo” trên móng tay.

Bổ sung kẽm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, phát triển

Bổ sung kẽm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, phát triển

Thiếu kẽm ở mức độ nặng

  • Viêm da, sạm dày sừn và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá), loạn dưỡng móng, khô mắt, hói, viêm quanh hậu môn, âm hộ, tiêu chảy, tăng nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng, gây ra nhiễm trùng tái diễn.
  • Bệnh nặng kích thích thần kinh, mắc chứng ngủ lịm, rối loạn nhận thức, chậm phát triển tâm thần vận động.
  • Thiếu kẽm có thể gây suy dinh dưỡng nặng, chậm phát triển giới tính, giảm khả năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng, bệnh bất lực, chứng lùn…

Thiếu kẽm do sử dụng nhiều kháng sinh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng từng học Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết ngoài việt thiếu kẽm khách quan thì việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân lượng Kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm khiến trẻ thiếu kẽm dẫn đến trẻ biếng ăn, thấp bé, suy dinh dưỡng.

Hiện tình trạng trẻ suy dinh dưỡng do thiếu kẽm tại Việt Nam đang tăng cao với những con số chóng mắt, trong khi đó tình trạng trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khiến trẻ sử dụng thuốc kháng sinh cao khiến sức khỏe của trẻ càng kém. Do đó bạn nên bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm như: tôm, ngao, hàu, các loại thịt, hạt ngũ cốc,….

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới