Loãng xương gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh như đau lưng, đau xương khớp, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và để lại hậu quả nghiêm trong đến sức khỏe con người.
- WHO cảnh báo thiếu vắc xin chống bệnh bại liệt
- Chỉ mặt những loại thực phẩm người bệnh viêm họng cần tránh
- Bệnh gai đôi cột sống và những điều cần biết
Bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương hay còn gọi là thừa xương, xương xốp, xương bị mòn và mỏng dần khiến khối lượng xương giảm xuống đi kèm với nó là các bệnh lý học như gãy xương, lún các đốt sống và thoái hóa xương.
Những người mắc bệnh loãng xương thường do ảnh hưởng bởi các yếu tố như, chế độ ăn uống không đủ các chất canxi và các chất khoáng khác, không đảm bảo các chất như vitamin D để hấp thụ canxi, hay nồng độ các chất nội tiết tố có vai trò đối với sự phát triển của xương.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương có rất nhiều nguyên nhân gây ra nó như người mắc bệnh nội tiết, bệnh thận nặng thải quá nhiều canxi, hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài, loãng xương của tuổi mãn kinh và xốp xương của người già chiếm khoảng 90%.
Bệnh loãng xương thường tập trung chủ yếu ở những người cao tuổi nguyên nhân là do ở tuổi này thường hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng kém dần đi. Trong cơ thể cấu trúc xương thường được thay đổi liên tục, xương cũ được đào thải xướng mới lại được tạo ra, chính vì vậy nếu xương thải nhiều những xương mới bì đắp không đủ gây nên bệnh loãng xương.
Ngoài ra, phụ nữ sau mãn kinh cũng thường mắc bệnh loãng xương bởi sau mãn kinh khiến cơ thể thiếu thụ nội tiết tố estrogen, gây nên chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.
Tỉ lệ loãng xương ở phụ nữ thường gấp đôi nam giới, và thường gặp ở những vùng cổ, xương đùi, gãy lún các đốt sống, ở phụ nữ ngoài những nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương như nam giới, còn có một số nguyên nhân như yếu tố di truyền, người ít hoạt động, tạng người gầy, không sinh đẻ, tắc kinh sớm…
Cách điều trị bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương thường ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống còn người và nguy hiểm đến tính mạng như tàn phế hay tử vong. Tuy nhiên hiện nay các phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả nhưng chưa có biện pháp nào ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh.
Tuổi càng cao thì lượng canxi càng giảm một cách nhanh chóng chính vì vậy bệnh nhân cần có những biện pháp phòng tránh như tăng cường vận động, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nhất là canxi.
Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học chứa 100g thịt hay cá mỗi ngày, vận động nhẹ, hít thở sâu và nên uống sữa tươi mỗi ngày, kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Minh Giang – Ytevietnam.edu.vn