Cong vẹo cột sống là một trong những bệnh không gây đau đớn trực tiếp. Tuy nhiên lại âm thầm tàn phá sức khỏe của người bệnh một cách nguy hiểm. Những số liệu sau sẽ minh chứng cho điều đó!
- Bài tập chữa cong vẹo cột sống ở nhà đơn giản, hiệu quả
- Những điều cần biết về cong vẹo cột sống bẩm sinh
- Bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em và cách phòng ngừa
25% học sinh Việt Nam bị vẹo cột sống
Các nghiên cứu trong nước đã công bố con số đáng báo động: 25% trẻ em đi học có biểu hiện cong vẹo cột sống thể nhẹ. Trong số đó, 30% xảy ra ở học sinh tiểu học.
Trung bình cứ 4 học sinh sẽ có 1 trẻ mắc cong vẹo cột sống. Độ tuổi thường gặp ở bé nữ là từ 10 – 17 tuổi và bé nam từ 12 – 18 tuổi. Cho thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này ở lứa tuổi học đường.
Tỉ lệ tử vong tăng 100% trong vòng 38 năm
Theo một nghiên cứu trên thế giới theo dõi 130 bệnh nhân vẹo cột sống từ năm 1930 – 1968. Số người tử vong vì cong vẹo cột sống tăng 100% (gấp 2 lần) so với người bình thường khác. Đây chính là lời trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi “Cong vẹo cột sống có nguy hiểm không?” mà chúng ta thường không hiểu rõ dẫn đến chủ quan.
Đặc biệt vẹo cột sống vùng ngực có tỷ lệ tử vong cao gấp 4 lần. Cho thấy mức ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của căn bệnh này không đơn giản chút nào.
37% bệnh nhân cong vẹo cột sống sẽ bị tàn tật.
Cong vẹo cột sống thể nhẹ thường không gây ra nhiều ảnh hưởng về sức khỏe, tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời bệnh lý học này sẽ chuyển nặng lên gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó 14% các triệu chứng liên quan đến tim phổi, 37% gây ra nguy cơ tàn tật, 37% khiến bệnh nhân đau lưng và những biến chứng khác.
70% cong vẹo cột sống do vô căn.
Trong số các bệnh nhân mắc cong vẹo cột sống, 60 – 70% không xác định được nguyên nhân. Khoảng 30% liên quan đến yếu tố di truyền từ gia truyền và bẩm sinh. Hầu hết trường hợp trẻ bị cong vẹo cột sống không có nguyên nhân bệnh lý rõ ràng.
Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống nhẹ, cha mẹ sẽ không biết được cong vẹo cột sống có nguy hiểm không vì những biểu hiện không rõ ràng, không gây khó khăn trong sinh hoạt. Tuy nhiên nếu để lâu ngày để bệnh lý nặng sẽ rất khó điều trị. Vẹo cột sống vô căn ở trẻ sẽ biến biến nặng từ sau 10 tuổi và chỉ dừng lại khi đã ở tuổi trưởng thành.
23/24h là thời gian người điều trị phải bó nẹp mỗi ngày
Với trường hợp trẻ em bị vẹo cột sống nhẹ, có thể điều trị vật lý trị liệu bằng cách nẹp cột sống. Việc mang nẹp đòi hỏi người bệnh phải thực sự nghiêm túc và quyết tâm. Thời gian mang nẹp lên đến 23h mỗi ngày và nẹp trong thời gian dài.
Theo đó, người mang nẹp chỉ được bỏ nẹp trong một số thời gian ngắn để sinh hoạt cơ bản. Sau đó lại tiếp tục mang nẹp cho đến khi hệ xương khớp cột sống không phát triển ở độ tuổi trưởng thành. Trường hợp trẻ có góc vẹo trên 40 độ thì phải sử dụng phương pháp nắn chỉnh vẹo cột sống với chi phí cao.
Trên đây là những số liệu giúp bạn trả lời câu hỏi cong vẹo cột sống có nguy hiểm không? Để phòng bệnh, ngoài chế độ luyện tập và dinh dưỡng khoa học, cần khám sức khỏe định kỳ để được phát hiện và có những phương án điều trị tối ưu nhất.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn