Cong vẹo cột sống là bệnh lý học khiến các cột sống bị lệch ra một bên hoặc ưỡn ra trước. Người mắc bệnh thường có cơ thể không cân đối, bệnh nặng có thể dẫn đến dị dạng thân hình.
- Điểm mặt 4 nguyên nhân gây cong vẹo cột sống thường gặp
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị cong vẹo cột sống cha mẹ cần lưu ý
- Bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em và cách phòng ngừa
Để điều trị cong vẹo cột sống hiệu quả, người bệnh cần kết hợp giữa phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục hàng ngày. Các bài tập chữa cong vẹo cột sống sau sẽ giúp bạn cải thiện bệnh cong vẹo cột sống hiệu quả nhất.
Bài tập tăng sự vận động cho đốt sống lưng
- Ngồi xuống ghế, hai chân duỗi thẳng và áp sát vào nhau.
- Hai tay đưa ra phía trước, song song với hai chân.
- Gập lưng, đưa ngón tay chạm các ngón chân, giữ trong 10 giây. Thực hiện tư thế ngày liên tiếp 10 lần.
Bài tập này giúp các đốt sống tăng sự vận động linh hoạt hơn.
Bài tập chữa vẹo cột sống thế ngồi
- Cơ thể ngồi trên ghế, xoay người hết sức về phía đối diện phía lõm của cột sống. Thực hiện trong 10 lần.
- Giơ tay bên vai thấp lên cao, tay kia bám vào mép ghế, giữ nguyên tư thế trong vài giây. Thực hiện trong 10 lần.
Đây là bài tập chữa cong vẹo cột sống đơn giản mang lại hiệu quả cao, giúp giãn các cơ bị lõm, làm cột sống mềm dẻo hơn.
Bài tập tăng sự mềm dẻo cột sống
Bài tập mềm dẻo cột sống thực hiện với 4 điểm: hai tay và hai đầu gối chạm đất.
Tiến hành:
- Quỳ bốn điểm chạm đất.
- Đưa một tay bên phía lõm của cột sống ra phía trước. Đồng thời đưa chân phía đối diện tay lên. Thân mình giữ nguyên.
- Giữ tư thế trong vài giây. Thực hiện động tác 10 lần.
Bài tập tăng cường nhóm cơ lưng
Tư thế ngồi là một trong những nguyên nhân gây bệnh cong vẹo cột sống chính, bài tập ngồi sau sẽ giúp cột sống chắc chắn, giảm độ cong hiệu quả:
- Ngồi theo tư thế thiền, khoanh chân, lưng thẳng.
- Hai tay cầm một trái bóng, từ từ đưa trái bóng lên đầu theo hướng thẳng. Thực hiện động tác 10 lần.
Bài tập tư thế đứng
Bài tập chữa cong vẹo cột sống bằng tư thế đứng luyện cho cột sống và khung chậu vững chắc hơn.
- Đứng thẳng, dựa đầu, lưng, vai vào tường. Khoảng cách giữa gót chân và tường là 3 inch.
- Cong vùng xương chậu, để đầu gối thư giãn.
- Di chuyển qua lại giữ độ cong của vùng xương chậu.
Bài tập hít thở sâu
Bài tập này giúp tăng độ giãn nở cho lồng ngực.
- Đặt lưng dựa vào gối với tư thế nửa nằm nửa ngồi.
- Đặt hai tay dưới cơ hoành.
- Hít vào và thở ra từ từ. Thực hiện 10 lần.
Trước khi thực hiện các bài tập chữa cong vẹo cột sống, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia vật lý trị liệu để lựa chọn một phương pháp phù hợp với hiện trạng sức khỏe.
Quá trình điều trị cong vẹo cột sống đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài. Để có kết quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của y sĩ.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn