Những điều cần biết về cong vẹo cột sống bẩm sinh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Cong vẹo cột sống bẩm sinh không chỉ điều trị khó khăn hơn thể bệnh bình thường, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Thế nào là cong vẹo cột sống bẩm sinh?

Cong vẹo cột sống bẩm sinh là dị tật gắn liền với với cơ thể người bệnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Theo đó ngay khi mới sinh, cơ thể đã có những triệu chứng bất thường về cột sống như cong hoặc vẹo ra hai bên, hai khối cơ dọc cột sống không đều nhau…

 Đa số trường bị mắc cong vẹo cột sống bẩm sinh được nhận ra ngay khi mới sinh, tuy nhiên cũng có những trường hợp đến tuổi vị thành niên mới rõ biểu hiện bệnh.

Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh bẩm sinh là 1:10.000. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, gen và di truyền là hai yếu tố chính gây ra bệnh lý học này.

Hình ảnh cong vẹo cột sống bẩm sinh ở trẻ em
Hình ảnh cong vẹo cột sống bẩm sinh ở trẻ em

Phân loại cong vẹo cột sống bẩm sinh

Cong vẹo cột sống bẩm sinh có nhiều cách biểu hiện khác nhau, trong đó được phân chia thành 4 loại chính sau:

  • Đốt sống không đầy đủ

Trong quá trình hình thành cột sống trong bụng mẹ, một hoặc một số đốt sống không được hình thành đầy đủ. Việc đốt sống không hoàn thiện được gọi là tật nửa đốt sống.

Dị tật này tạo ra một góc gù vẹo ở cột sống, ảnh hưởng đến mọi  hoạt động của  cơ thể sau  khi sinh ra.

  • Phân chia không hoàn chỉnh các đốt sống

Ít người biết rằng, trong quá trình thai nhi phát triển, cột sống là một trục thẳng. Cùng với sự phát triển của thai nhi, cột sống mới dần tách thành các đoạn còn được gọi là các đốt sống.

Trong quá trình tách đoạn ấy, nếu các đốt sống bị dính vào nhau sẽ ngăn cản sự phát triển của cột sống, gây ra cong vẹo cột sống bẩm sinh.

Hình ảnh các đốt sống bị dính liền hoặc mất nửa
Hình ảnh các đốt sống bị dính liền hoặc mất nửa
  • Đường cong bù trừ

Cơ thể con người bên cạnh đường cong vẹo còn có thêm đường cong bù trừ để duy trì thế thẳng của cột sống. Các đốt sống không thay đổi hình dạng trong đường cong bù.

  • Vừa bị nửa đốt sống vừa bị dính đốt sống

Đây là biến thể nguy hiểm nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải chịu những di chứng  nặng nề, khó khăn trong mọi hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống.

Điều trị cong vẹo cột sống bẩm sinh như nào?

Để điều trị cong vẹo cột sống bẩm sinh đòi hỏi quá trình lâu dài và kiên trì. Tùy vào mức độ tổn thương của cột sống, bác sĩ sẽ  đưa ra phương pháp điều trị khác nhau:

Cong vẹo mức độ nhẹ (dưới 20 độ), người bệnh chưa cần điều trị vật lý trị liệu  mà khắc phục bệnh bằng cách tập  luyện thể dục và tập các bài tập giữ cân bằng cơ thể.

Người bệnh phải mang nẹp đến đến 23 tiếng mỗi ngày
Người bệnh phải mang nẹp đến đến 23 tiếng mỗi ngày

Góc vẹo từ 25 – 39 độ, bệnh nhân phải mang nẹp chỉnh hình lên đến 23h mỗi ngày.

Với trường hợp nặng, ( góc vẹo 40 độ trở lên) sẽ phải phẫu thuật chỉnh hình với chi phí tốn kém.

Cong vẹo cột sống bẩm sinh tuy khó điều trị nhưng có thể khỏi hoàn toàn nếu có phương pháp điều trị phù hợp. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp quá trình trị bệnh và phục hồi diễn ra nhanh hơn.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới