Cận thị không chỉ gây bất tiện trong học tập và sinh hoạt của trẻ, mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh về mắt nguy hiểm khác. Cận thị ở trẻ em là gì và cách phòng ngừa ra sao sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
- Vì sao cận thị nặng có thể gây mù lòa?
- Bệnh ung thư mắt – nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
- Đau mắt hột có thực sự nguy hiểm?
Bệnh cận thị ở trẻ em là gì?
Bệnh cận thị là trường hợp mắt chỉ nhìn được các vật thể ở gần, không nhìn rõ các vật ở cự ly xa. Cận thị ở trẻ em thường biểu hiện qua việc trẻ không thể đọc được chữ trên bảng, xem tivi phải đứng gần.
Tại các thành phố lớn, cận thị xảy ra với tỉ lệ 25 – 30% học sinh, con số khiến nhà trường và phụ huynh cần lưu tâm.
Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em
Cận thị không chỉ làm giảm khả năng nhìn của trẻ mà còn gây đau đầu, nhức mỏi mắt, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Nguyên nhân gây cận thị ở trẻ em thường xuất phát từ các yếu tố sau:
- Do yếu tố di truyền: Tỷ lệ trẻ bị cận thị cao hơn khi bố mẹ cũng mắc bệnh cận thị.
- Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Ăn quá nhiều chất béo và ít rau xanh, các loại thực phẩm giàu vitamin.
- Trẻ sinh ra bị thiếu cân, thiếu tháng: Những trẻ có trọng lượng dưới 2,5kg khi sinh ra và thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị.
- Đọc sách, xem tivi, dùng máy tính…trong thời gian dài, điều kiện ánh sáng không đầy đủ.
- Ngồi học không đúng tư thế, cúi mặt quá gần bàn học.
Những nguyên nhân trên nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời, cận thị ở trẻ em sẽ tiến triển nhanh để lại nhiều tác hại về sau. Cận thị không chỉ khó khăn trong sinh hoạt và học tập của trẻ, mà còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các em.
Các phòng ngừa cận thị cho trẻ em
Để phòng ngừa cận thị cho trẻ em từ gốc sao cho đúng cách và giữ gìn cho trẻ đôi mắt khỏe đẹp, cần lưu ý những điều sau:
- Không để trẻ đọc sách trong tư thế nằm, khoảng cách từ sách đến mặt là 30 cm. Khi ngồi máy tính, khoảng cách từ màn hình tới mắt là 50 cm. Tuyệt đối không ghé sát màn hình.
- Khoảng cách để xem TV tốt nhất là tối thiểu 2m, bố mẹ nên thiết kế bàn ghế, giường có khoảng cách với TV phù hợp để phòng tránh cận thị ở trẻ em.
- Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động ngoại khóa, ưu tiên tập trung mắt vào những khoảng màu xanh như cây xanh, cỏ, ánh sáng mặt trời lúc bình minh…
- Đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra và tư vấn cách điều trị hợp lý nhất.
- Để trẻ đeo kính phù hợp với độ cận của mắt, không lệ thuộc vào kính với những trường hợp chưa cận nặng (cận nặng từ 3 độ trở lên)
- Phòng học đầy đủ ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên.
- Một chế độ đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho mắt giúp phòng ngừa và điều trị cận thị ở trẻ em hiệu quả. Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, kẽm, crom…sẽ giúp đôi mắt trẻ được khỏe mạnh hơn.
Khám mắt định kỳ là điều cần thiết để hiểu rõ về đôi mắt trẻ. Bệnh cận thị ở trẻ em sẽ được ngăn chặn kịp thời nếu bố mẹ hiểu và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho con em mình.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn