Các yếu tố nguy cơ từ môi trường như ô nhiễm không khí, nước và đất, phơi nhiễm với hóa chất, sự biến đổi khí hậu, tia xạ, tia UV góp phần vào hơn 100 loại bệnh tật và chấn thương.
Ô nhiễm môi trường làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở người mắc bệnh không lây nhiễm
Trong báo cáo “Ngăn ngừa bệnh tật thông qua môi trường sống – bản đánh giá toàn cầu về gánh nặng bệnh tật do các yếu tố nguy cơ từ môi trường” tiết lộ rằng tử vong do các bệnh không lây nhiễm (NCDs) chủ yếu bởi ô nhiễm không khí (kể cả hút thuốc lá), chiếm 8.2 triệu người tử vong trong tổng số trên. Các bệnh NCDs như đột quỵ, bệnh tim, bệnh ung thư hay bệnh phổi mãn tính chiếm gần 2/3 tổng số cái chết do môi trường ô nhiễm.
Tại thời điểm này, tử vong do các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, bệnh sốt rét thường do ô nhiễm nguồn nước, điều kiện vệ sinh kém và quản lý rác thải đã giảm nhờ vào việc tăng cường nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh, tiêm phòng tốt hơn, mạng lưới xử lý muỗi và các điều kiện y tế cần thiết.
Môi trường sạch, con người khỏe
Dr Margeret Chan, tổng giám đốc WHO nói: “Môi trường sạch là điều kiện then chốt để khỏe mạnh”. “Nếu các quốc gia không hành động vì môi trường để con người sống và làm việc lành mạnh thì hàng triệu người bệnh và chết rất sớm”.
Các yếu tố rủi ro từ môi trường ảnh hưởng lớn nhất tới trẻ dưới 5 tuổi và người lớn từ 50 tới 75 tuổi. Hằng năm, có 1.7 triệu trẻ dưới 5 tuổi và 4.9 triệu người 50-75 tuổi chết đi mà điều này có thể được ngăn chặn thông qua việc quản lý môi trường tốt hơn. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới và tiêu chảy tác động mạnh nhất lên trẻ dưới 5 tuổi trong khi đó người già hầu hết chịu tác động bởi NCDs.
Gánh nặng bệnh tật của các vùng trên thế giới
Phân theo vùng trong báo cáo, các nước thu nhập thấp và trung bình ở vùng WHO phía đông bắc châu Á và tây Thái Bình Dương phải chịu gánh nặng các bệnh liên quan tới môi trường lớn nhất năm 2012, với tổng số 7.3 triệu người chết, hầu hết là do ô nhiễm không khí trong và ngoài môi trường sống. Các vùng còn lại có số liệu thống kê như sau.
• 2.2 triệu người chết mỗi năm ở châu Phi.
• 847 000 người chết mỗi năm ở châu Mỹ.
• 854 000 người chết mỗi năm ở phía đông Địa Trung Hải.
• 1.4 triệu người chết mỗi năm ở châu Âu.
• 3.8 triệu người chết mỗi năm ở Đông bắc châu Á.
• 3.5 triệu người chết mỗi năm ở phía tây Thái Bình Dương.
Các nước thu nhập thấp và trung bình chịu gánh nặng cao nhất về các bệnh và chấn thương do điều kiện môi trường. Tuy nhiên, Bác sĩ cho biết các bệnh NCDs như tim mạch, ung thư gánh nặng bệnh theo đầu người là tương đối cao ở những nước thu nhập cao.
Nguồn: Ytevietnam.edu.vn