Sâu răng là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Những kiến thức về bệnh sâu răng ở trẻ em dưới đây sẽ bổ ích cho cha mẹ trong quá trình giữ gìn hàm răng khỏe mạnh cho bé.
- 5 Dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ bạn đã bị sâu răng.
- 8 nguyên nhân gây sâu răng phổ biến ai cũng mắc.
- Vi khuẩn gây sâu răng có thể hình thành từ…một nụ hôn
Bệnh sâu răng ở trẻ em
Bệnh sâu răng là tình trạng men răng và ngà răng bị tiêu hủy cấu trúc vôi hóa, khiến xuất hiện các lỗ hổng trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Sâu răng không gây nguy hiểm đến tính mạng như các bệnh lý học khác nhưng gây đau nhức, khó chịu dai dẳng nơi răng, khiến người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên.
Ở độ tuổi trẻ em, tỷ lệ mắc sâu răng lên đến 90% – con số khiến các bậc phụ huynh phải lưu tâm và có các biện pháp phòng ngừa sâu răng cho con em mình. Răng sữa đóng vai trò lớn trong việc định hình răng, nếu răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm sẽ khiến cho các răng sau đó mọc chậm và mọc không đều nhau. Sâu răng ở trẻ em cũng khiến bé khó khăn trong việc nhai cơm và thức ăn, dẫn đến nghẹn hoặc lười ăn.
Giữ một hàm răng khỏe mạnh cho trẻ không chỉ giúp sức khỏe của bé ổn định mà còn ảnh hưởng đến mọi hoạt động đời sống thường ngày.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ
Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh sâu răng ở trẻ em có thể kể đến như: vi khuẩn, đường và thời gian.
Lượng đường trong dinh dưỡng mà trẻ ăn hàng ngày sẽ tồn tại lại răng 20 phút – 1 giờ sau khi ăn, các vi khuẩn có sẵn trong răng sẽ dùng lượng đường đó để tạo thành các mảng bám trên răng. Đồng thời thời gian giúp vi khuẩn có điều kiện tiêu hóa đường tạo thành axit, ăn mòn các chất vô cơ làm thành lỗ sâu trên răng.
Những trẻ có thói quen dùng đồ ăn nhiều đường, thói quen không súc miệng, đánh răng thường xuyên sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao.
Dấu hiệu của bệnh sâu răng ở trẻ em
Các dấu hiệu của bệnh sâu răng ở trẻ em rất khó phát hiện nếu trẻ không nói với bố mẹ. Để biết được chính xác trẻ có bị sâu răng hay không, cha mẹ nên quan tâm đến những dấu hiệu sau:
- Răng đổi màu: Đây là dấu hiệu đơn giản nhất, phụ huynh thường không thể phát hiện bởi lúc này các lỗ sâu trên răng chưa có và cảm giác ê buốt khi ăn đồ lạnh chưa xảy ra.
- Răng chuyển hẳn sang màu nâu hoặc đen: Lúc này các lỗ sâu ở răng bắt đầu xuất hiện khiến trẻ khó chịu, thức ăn thường bị giắt vào những lỗ sâu này. Cảm giác ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh xuất hiện.
- Bệnh sâu răng ở trẻ em nặng hơn khi phần đáy các lỗ sâu bị bong calcium và mềm hóa, gây viêm tủy, cơn đau kéo dài.
Cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ em
Trẻ sẽ có một hàm răng khỏe mạnh, đẩy xa các cơn đau răng nếu được áp dụng các phương pháp phòng ngừa sâu răng sau:
- Không ăn nhiều bánh kẹo, thức uống có gas.
- Đánh răng hàng ngày và chú ý đánh răng đúng cách.
- Cho trẻ đi khám răng định kỳ để bác sĩ phát hiện kịp thời các dấu hiệu chớm sâu.
- Không cho trẻ ăn đêm, sau khi đã đánh răng trước khi đi ngủ.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ lúc nhỏ là tiền đề cho sức khỏe răng miệng sau này. Cha mẹ nên hướng dẫn các em các phương pháp chăm sóc răng cơ bản để các bé hiểu và có thể tự ý thức gìn giữ hàm răng của mình.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn