Dấu hiệu giúp bạn nhận biết cơ thể đang thiếu máu trầm trọng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Thiếu máu là bệnh xảy ra phổ biến ở nhiều người, nhất là ở chị em phụ nữa. Thiếu máu dẫn đến thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể người. Nhận biết được những dấu hiệu của bệnh thiếu máu sẽ giúp bạn kịp thời có biện pháp chữa trị hoặc phòng tránh bệnh hiệu quả.

Bệnh thiếu máu là gì?

Theo các chuyên gia Y tế cho biết, thiếu máu là sự giảm sút khối lượng hồng cầu trong hệ thuống tuần hoàn cơ thể, khi trị số (Hb) < 12g/dl;  (Hct) <36% ở nữ giới và Hb < 14g/dl; Hct <41% ở nam giới.

Bệnh thiếu máu được xác định khi trị số máu thấp hơn 10% trị số trung bình
Bệnh thiếu máu được xác định khi trị số máu thấp hơn 10% trị số trung bình

Tuy nhiên, những trị số về máu không phản ánh đúng những biến đổi về khối lượng hồng cầu.Các trị số máu ở phụ nữ hầu như đều thấp hơn ởnam giới khi cùng độ tuổi. Bệnh thiếu máu được xác định khi trị số máu thấp hơn 10% trị số trung bình của mỗi giới.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên nhân, mức độ của bệnh thiếu máu. Bệnh thiếu mau xảy ra nhanh hay chậm còn phụ thuốc vào khả năng của mỗi cơ thể. Người bệnh càng lớn tuổi thì khả năng thích nghi càng khó. Các bác sĩ đã chỉ ra một số triệu chứng của bệnh thiếu máu là:

Người có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi
Người có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi
  • Người có biểu hiện xanh xao, thường rõ nhất ở lòng bàn tay các mô móng các ngón tay, ở lớp niêm mạc mắt và miệng. Các móng tay, đầu ngón tay có thể bị khô đét lại,…
  • Bị rối loạn thần kinh: dễ bị ngất, có biểu hiện ù tai, hoa mắt, chóng mặt nhất là khi đang ngồi mà dứng lên, người luôn mệt mỏi, khó ngủ và khó tập trung,…
  • Rối loạn tuần hoàn: có cảm giác trống ngực đập mạnh, nhất là khi cố gắng làm việc. Kiểm tra sẽ thấy nhịp tim nhanh,…
  • Rối loạn tiêu hóa: người bệnh có biểu hiện nôn, ỉa chảy, táo bón,…
  • Chị em phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt mất kinh, chuyển hóa cơ bản tăng và nhiều người bệnh cảm thấy sôi nhẹ.
  • Trường hợp thiếu máu do tan máu thường, mắc bệnh vàng da, lách to.

Cách phòng tránh bệnh thiếu máu

Để có thể giảm được nguy cơ cơ thể bị thiếu máu trầm trọng, thì bạn hãy thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh thiếu máu sau:

Có thể bổ sung sắt bằng cách uống viên sắt hoặc tiêm thuốc sắt cho các đối tượng dễ thiếu sắt
Có thể bổ sung sắt bằng cách uống viên sắt hoặc tiêm thuốc sắt cho các đối tượng dễ thiếu sắt
  • Xây dựng chế độ ăn uống nhiều thực phẩm dinh dưỡng giàu sắt và folat như thịt, cá, phủ tạng…các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C và acid giúp cho quá trình hấp thu sắt tốt hơn .
  • Có thể bổ sung sắt bằng cách uống viên sắt hoặc tiêm thuốc sắt cho các đối tượng dễ thiếu sắt như: phụ nữ mang thai, trẻ em,…
  • Hạn chế tiếp xúc môi trường ô nhiêm bằng các biện pháp xây dựng hoặc bảo vệ nguồn nước sạch,….để chống giun sán, sốt rét,…
  • Thực hiện tốt kế hoạch hóa và gia đình.

Nếu thực hiện các biện pháp trên mà không làm thuyên giảm những dấu hiệu của bệnh thiếu máu thì người bệnh nên đến cơ sở Y tế để kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm Y tế và có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Hiền – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới