Khi bạn bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, cần phải có sự kiên trì tập luyện vật lý trị liệu, nếu chỉ uống thuốc mà không kết hợp với luyện tập, các khớp xương của bạn vẫn không thể phục hồi một cách tốt nhất.
- Bị viêm khớp dạng thấp nên có chế độ dinh dưỡng thế nào?
- Những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc viêm khớp dạng thấp nhất?
- Bật mí những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp.
Trong giai đoạn viêm cấp
Trong giai đoạn này, những người mắc viêm khớp dạng thấp thường có những triệu chứng sưng, đau nặng cần phải hạn chế đi lại, nằm bất động để hạn chế viêm tái phát. Thế nhưng, khi nằm bất động lâu như vậy có thể tạo ra những nguy cơ ảnh hưởng tới các chức năng thương tật thứ phát. Do vậy, cần phải có sự cân nhắc giữa việc nghỉ ngơi và luyện tập. Có thể thực hiện những bước như sau:
- Nếu đau ở khớp gối và cổ chân, người bệnh có thể bó cố định bằng thun và có thể di chuyển nhờ vào cử động khớp hông cũng như khớp cột sống thắt lưng, tránh đi lên xuống cầu thang vận động tới khớp gối.
- Khi đau ở những khớp cổ tay, người mắc bệnh có thể sử dụng khớp bàn tay, vai, hay khuỷu hoặc ngón tay.
- Còn nếu bạn đau ở những khớp hông, vai, đây là những khớp có sức vận động lớn, bạn chỉ nên vận động nhẹ nhàng những khớp cổ chân, khuỷu, bàn chân… những khớp còn lại không bị đau.
Ở giai đoạn viêm cấp lui giảm
Trong giai đoạn này bệnh viêm khớp dạng thấp đã đỡ, bạn cần phải kết hợp vận động để phục hồi chức năng cho hệ xương khớp, bên cạnh đó vẫn cần được bác sĩ tư vấn các bài tập luyện khác nhau
Giữ tư thế: Đây chính là cách tốt nhất giúp bạn mau khỏi bệnh, giữ tư thế bao gồm các tư thế trong sinh hoạt như ngồi, đi, đứng, nằm.
- Nằm: Cần phải có một miếng lót mỏng, lưng phẳng, gối kê thấp, tránh để cao gây ra các biến chứng. Một ngày nên tập ít nhất 2 lần bằng cách nằm sấp, chân duỗi thẳng, tay duỗi thẳng trên đầu trong vòng 15 phút.
- Ngồi: Ngồi trên mặt cứng lưng tựa thẳng, bàn chân để sát trên mặt đất, tránh ngồi ghế quá thấp, đầu gối phải vuông góc, chân có thể duỗi thẳng tự do.
- Đứng: Giữ thẳng khớp hông, đầu thẳng giữ dáng cân bằng, lực phân bố đều ở hai chân.
- Đi: Đi dứt khoát, không lê chân, dáng đi chậm, nhẹ nhàng, tay ở tư thế thoải mái.
Tập vận động: Cần phải có cách vận động cũng như tập luyện bài bản, kết hợp thụ động, chủ động và vận động bằng dụng cụ cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Ở giai đoạn này, người bệnh còn rất yêu, nếu như vận động mạnh gân,cơ, dây chằng dễ bị đứt, gây nguy hiểm, đồng thời người bệnh còn có thể bị gãy xương, đặc biệt khi vận động ở các khớp xương nhỏ.
- Khi vận động, mức độ luyện tập cần tăng từ nhẹ tới nặng, mỗi lần tập cần phải kết hợp nghỉ ngơi, mức vận động nên đạt hiệu quả tối đa.
- Cách tập: Mỗi một ngày có thể tập từ 3 tới 5 lần tùy theo sức khỏe của người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
- Ngoài ra cần kết hợp vận động tăng sức cơ, có như vậy bệnh tình mới mau chóng đỡ.
Bất động khớp: Khi những phương pháp tập vận động chưa đủ, hoặc không có hiệu quả cao, khớp bị tổn thương. Lúc này cần sử dụng nẹp máng bột để bất động khớp ở mức tối đa. Người bệnh vẫn tiến hành tập luyện và có thể đổi dần độ duỗi tới mức bình thường của máng nẹp.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn