Trong y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp là một bệnh liên quan tới phong thấp, thương thấp. Căn bệnh này ảnh hưởng tới hoạt động và sinh hoạt của bệnh nhân. Do đó cần có một chế độ ăn uống hợp lý cho người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Những nguyên nhân khiến bạn dễ mắc viêm khớp dạng thấp nhất?
- Bật mí những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp.
- Vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.
Những thực phẩm cần hạn chế
Khi bị bệnh viêm khớp dạng thấp, các chất dịch sẽ ứ trệ, tại các khớp gây ra viêm, thoái hóa khớp dẫn tới những bệnh về khớp. Chính vì thế những người mắc bệnh không được ăn những loại thực phẩm gây mất canxi, và những loại làm mất phốt pho như: nội tạng, đường, bia, rượu, muối,…
Những loại thực phẩm như bơ, thức ăn chiên, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ… cần phải hạn chế tuyệt đối bởi chúng chứa các chất kích thích gây ra kết dính tiểu cầu, xung huyết, phản ứng viêm và tăng cảm giác đau đớn cho bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp.
Thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo,… những loại thực phẩm này khiến tăng chất lipit máu gây ra những bất lợi cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, bởi chúng làm tăng phản ứng viêm tấy ở mặt bên trong bao khớp.
Những thực phẩm nên sử dụng
Những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cần bổ sung những loại thực phẩm nhiều axit béo có lợi. Đặc biệt là omega 3 làm chặn lại những phản ứng miễn dịch gây ra viêm khớp dạng thấp, giúp bạn bớt đau. Chúng có nhiều trong cua, tảo, tôm, cá hồi, cá biển…
Ngoài ra có thể sử dụng dầu cá để điều trị những bệnh liên quan, tổn thương tới các khớp. Thế nhưng, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều dầu cá, bởi sẽ ảnh hưởng tới quá trình đông máu ở cơ, do đó cần phải có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Bạn nên bổ sung omega 6, chất này có tác dụng giảm những đi những tác nhân gây ra viêm khớp dạng thấp. Nên bổ sung thêm cả những loại vitamin như C, D, E,.. khi bạn bổ sung những loại vitamin này chúng sẽ giúp hạn chế cơn đau, chống viêm, làm giảm tình trạng của bệnh. Những loại vitamin này thường có trong các loại rau, củ, quả: cà chua, cà rốt, bí đỏ, trái cây…
Đối với người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, thì việc bổ sung những chất có lợi vào trong chế độ dinh dưỡng là một điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, cần phải kết hợp luyện tập và vận động mới mong bệnh tình thuyên giảm.
Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn