Bệnh lý viêm não Nhật Bản đang ngày càng phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Đây là bệnh có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não. Vi rút của viêm não Nhật Bản bị lây sang người bởi giống muỗi Culex. Loại vi rút này thông qua muỗi ký sinh sang người và gây nguy hiểm đến con người.
- Xử lý thế nào khi trẻ bị mắc bệnh viêm đường hô hấp trên
- Cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ mẹ nào cũng nên biết
- Làm thế nào để nhận biết viêm tai giữa xung huyết ở trẻ?
Viêm não Nhật Bản là gì?
Bệnh viêm não Nhật Bản được coi là bệnh truyền nhiễm cấp tính bởi một loại virus có ái tính so với nhu mô não gây ra. Bệnh này thường có biểu hiện hội chứng nhiễm trùng, trối loạn thần kinh ở nhiều mức độ. Bệnh thường để lại di chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao.
Người ta đã phát hiện viêm não Nhật Bản cách đây hơn 100 năm. Vào khoảng cuối thế kỷ XIX trên các vùng núi Nhật Bản đã xảy ra liên tiếp những ca dịch bệnh này vào mùa hè và tỷ lệ tử vong đến 60%.
Viêm não Nhật Bản ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng bởi chúng thường để lại nhiều di chứng về tâm thần, khả năng thích ứng với đời sống nhất là đối với mẹ bà bé.
Đối tượng mắc bệnh
Mọi lứa tuổi đều chưa có hệ miễn dịch với vi rút viêm não Nhật Bản vì vậy ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là nhóm trẻ em từ 5 – 9 tuổi. Người lớn nếu chưa được tiêm chủng mới có nguy cơ mắc bệnh. Khi bị nhiễm bệnh tỷ lệ tử vong lên đến 30% nếu qua khỏi thì cũng thường để lại nhiều di chứng.
Tác nhân gây bệnh
Vi rút viêm não Nhật Bản thuộc arbovirut nhóm B, được xếp vào họ Togaviridae, gần giống Flavivirus. Chúng có kích thước từ 15 – 22nm và có cấu trúc ARN. Bệnh phát triển ở tế bào phôi gà, tổ chức nôi cấy, không chịu nhiệt, chúng sẽ ngừng hoạt động ở nhiệt độ 56 độ C trong khoảng 30 phút, 100 độ C trong 2 phút.
Viêm não Nhật Bản B thường có ở khắp nơi, lưu hành các ổ dịch cho các loài thú và chim. Hiện nay ở Việt Nam đã phát hiện vi rút của bệnh này có trong chinh liếu điếu.
Côn trùng truyền bệnh
Loại vi rút của viêm não Nhật Bản lây sang người được truyền từ giống muỗi Culex là chủ yếu, ngoài ra còn có giống muối Aedes cũng có khả năng lây truyền. Nguồn lây chủ yếu là người, lợn, ngựa đều có thể là ký chủ tình cơ của loại vi rút này.
Tại Việt Nam muỗi Culex thường sinh sôi vào mùa hè và phát triển mạnh từ tháng 3 – tháng 7 và hoạt động nhiều vào tối và chập tối. Chúng thường có nhiều ở vùng đồng bằng và trung du. Chính vì vậy tỷ lệ mắc bệnh cao chủ yếu ở vùng rừng núi, nông thôn cap hơn ở thành thị.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn