Viêm não Nhật bản là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính gây ra bởi vi rút ái tính với tế bào thần kinh xâm nhập vào con người thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi. Bệnh rất nguy hiểm và nhiều nguy cơ tử vong. Vì vậy cần phòng tránh viêm não Nhật Bản cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.
- Bệnh viêm não Nhật Bản có nguy hiểm không?
- Điều trị viêm não Nhật Bản thế nào là tốt nhất?
- Những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ
Đối tượng nhiễm viêm não Nhật Bản
Viên não Nhật Bản chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh cao là từ 2 đến 6 tuổi (Chiếm 75% tổng số ca nhiễm bệnh). Hoặc người không tiêm phòng viêm não Nhật Bản.
Bệnh lý này phát triển rải rác và có thể phát triển thành dịch. Người nhiễm bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nếu may mắn sống sót cũng để lại nhiều di chứng như chậm phát triển trí não, tinh thần hoặc rối loạn thần kinh, liệt,
Triệu chứng bệnh
Người nhiễm viêm não Nhật Bản ban đầu thường có biểu hiện sốt cao đột ngột (39 – 40 độ C). Khi này người bệnh có các triệu chứng kèm theo như: rét run, đau đầu, buồn nôn, mệt lả. Các dấu hiệu này kéo dài khoảng 1 – 6 ngày.
Trải qua những biểu hiện trên người bệnh sốt cao hơn, co giật, rối loạn ý thức, ngủ gà, lơ mơ, vật vã, hôn mê, đau đầu, cứng gáy, mất nước, không cử động được…
Xử trí Viêm não Nhật Bản mẹ và bé cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: Trong khi chờ đợi trẻ điều trị tại bệnh viện, cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt dành cho bé, uống nhiều nước, chườm khan mát (khuông chườm đá lạnh). Trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Trung gian gây viêm não Nhật Bản là muối culex, loại muỗi này thường sống ở ao, hồ, ruộng nước và bay đến nơi có người, súc vật để đốt lúc trời chập choạng.
Để phòng tránh viêm não Nhật Bản cho trẻ tốt nhất là têm vaccine phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo hệ miễn dịch cho bé đặc biệt là những nơi có dịch lưu hành.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điệu trị đặc hiệu với bệnh này, nên việc phòng bệnh viêm não Nhật Bản là hết sức cần thiết.
Mỗi gia đình cần phòng tránh bệnh bằng cách mặc quần áo bảo hộ, xịt hóa chất xua đổi muỗi xung quanh nhà và các ngóc ngánh. Làm lưới bảo vệ nhà, mà chống muỗi, sử dụng hương muối và hạn chế những hoạt động nơi có nhiều muỗi vào lúc chập choạng tối. Phun hóa chất xua muỗi ở các chuồng gia xúc, gia cầm để phòng chống muỗi culex.
Phòng chống muỗi cả ở các ao hồ, ruộng lúa bằng cách thả cá ăn bọ gậy nhằm hạn chế muối đẻ trứng. Với những nơi có dịch cần phun hóa chất diệt muỗi cả ở ngoài trời, nhốt gia súc (lợn) tránh xa nhà ở.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn